Đi Trà Vinh
3 posters
GĐ VĐKMCN Hải Ngoại & Thân hữu Khắp nơi :: Sinh hoat GD VDKMCN Hải Ngoại & Thân hữu khắp nơi :: Du Lịch đó đây !
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đi Trà Vinh
Chúng tôi hẹn nhau ngày giổ tổ Hùng Vương,tập trung tại nhà thầy cô Chính ở Hương Mỹ (Bến Tre) làm một chuyến tham quan Trà Vinh bằng xe gắn máy vì nghe nói từ nhà thầy cô đi qua Trà Vinh rất gần,chỉ cần qua cầu Hương Mỹ hướng về phía Thạnh Phú đến ngã ba đầu tiên rẽ phải chạy độ chừng bốn hoặc năm km là đến một bến phà,qua phà đi chừng năm km là đến Trà Vinh.
Tại nhà Thầy Chính ,đêm trước hôm lên đường
Sáng hôm sau,trời đổ mưa nhẹ.
Sau khi bàn bạc với nhau,sau cùng đi đến quyết định: -"Mưa thì mưa,đoàn lữ hành cứ tiến"....Khởi hành và đi theo lộ trình đã vạch.Tưởng như không có trở ngại gì nhưng cơn mưa đã làm cho con đường đi đến bến phà lầy lội,trơn trợt khó đi,có lúc tưởng cả người và xe lao xuống con lạch ven đường. Đúng là đoạn đường dau khổ!!!!!
Sau khi bàn bạc với nhau,sau cùng đi đến quyết định: -"Mưa thì mưa,đoàn lữ hành cứ tiến"....Khởi hành và đi theo lộ trình đã vạch.Tưởng như không có trở ngại gì nhưng cơn mưa đã làm cho con đường đi đến bến phà lầy lội,trơn trợt khó đi,có lúc tưởng cả người và xe lao xuống con lạch ven đường. Đúng là đoạn đường dau khổ!!!!!
-Thầy ơi!Coi chừng ở đó cái hố sâu!
-Để em dắt xe thầy qua cho chắc ăn hihi!
-Trời ơi!Sao mà khổ thế nầy!
Cuối cùng thì cũng vượt qua an toàn
Bến phà sang Trà Vinh
Phà đang cập bến
Sang sông
(còn tiếp)
thanh huyen- 69KNS
- Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011
Re: Đi Trà Vinh
- Đến Trà Vinh rồi!
Chợ Trà Vinh
Đến Trà Vinh,mọi người dừng xe tại trung tâm thành phố bàn bạc về điểm đến sắp tới.Chương trình sẽ đi thăm chùa Hang và ao Bà Om vì cả hai đều là danh thắng của tỉnh,chuyện đi biển Ba Động đành gác lại vì biển cách thành phố khoảng 55km và thời tiết hôm nay không được thuận lợi lắm!
Chùa Hang cách trung tâm thành phố khoảng 5km.Trên đường đi trước khi đến chùa hang chúng tôi có ghé thăm một chùa Khơmer vì khi chạy ngang đó vẽ đẹp của nó níu chân mình lại!
Chùa Hang cách trung tâm thành phố khoảng 5km.Trên đường đi trước khi đến chùa hang chúng tôi có ghé thăm một chùa Khơmer vì khi chạy ngang đó vẽ đẹp của nó níu chân mình lại!
thanh huyen- 69KNS
- Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011
CHÙA HANG
Chùa Hang tọa lạc tại thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, một ngôi chùa cổ kính được xây dựng từ năm 1637 trên khuôn viên rộng 7 ha và đã trải qua gần mười lần trùng tu. Chùa Hang trước kia còn gọi là chùa Dơi, vì nơi đây có nhiều đàn dơi kéo nhau về quần cư sinh sống tạo nên một khung cảnh êm đềm, hoang sơ và tĩnh mịch, thu hút rất nhiều du khách.
Nhưng kể từ Tết Mậu Thân 1968, chùa bị dội bom, khói lửa ngút trời, rừng cây náo loạn khiến cho đàn dơi hoảng loạn bỏ chùa bay đi tan tác.
Nay chùa đã được chỉnh trang, nâng cấp, vườn cây xum xuê, xanh mát, tạo nên một cảnh quan yên ắng, thanh bình và đượm mùi trầm mặc khiến cho nhiều đàn chim trời bay về di trú ngày càng đông, nhiều nhất là cò, cồng cộc chiều nào chúng cũng sải rộng đôi cánh bay về rợp trời, chao liệng một vài vòng rồi nhí nhảnh sà xuống các ngọn me, sao, dầu... ríu ra ríu rít.
Hiện nay, chùa Hang là một trong những ngôi chùa có nét đẹp văn hóa độc đáo ở Trà Vinh, đặc biệt là lối kiến trúc truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer với các hoa văn họa tiết rất công phu. Ngôi chính điện được trang trí theo mô típ kiến trúc Ấn Độ vừa rực rỡ, vừa trang nghiêm giữa một rừng cây trầm mặc, yên tĩnh và thanh bình.
Đến chùa Hang con người cảm thấy như đến với một viện điều dưỡng, vì nơi đây môi trường thật thoáng mát, không khí trong lành giúp cho con người dễ thân thiết và hòa quyện cùng với thiên nhiên.
Trong tổng số 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh, chùa Hang là ngôi chùa đầu tiên đã có ý tưởng đưa nghệ thuật vào sinh hoạt văn hóa chùa, góp phần làm phong phú kho tàng mỹ thuật, đồng thời bảo tồn và phát huy nghề điêu khắc gỗ truyền thống. Hòa thượng Thạch Xuông, vị trụ trì đời thứ 23 của chùa Hang cho biết, trong chiến tranh, nhiều cây sao, dầu ở vườn chùa đã bị chặt hạ vô số kể và hiện còn để lại trong lòng đất nhiều bộ gốc, rễ nguyên vẹn với nhiều hình thù quái dị và kỳ thú. Nếu được các bàn tay tài hoa của các nghệ nhân khắc gỗ điểm xuyết, chắc chắn nó sẽ trở thành những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Từ ý nghĩ đó, sư Thạch Xuông đã tìm cách mời anh Thạch Buôl, một nghệ nhân điêu khắc gỗ nổi tiếng, quê ở Vĩnh Long về chùa mở lớp dạy nghề cho các sư sãi và các thanh niên có năng khiếu. Tính đến nay, chùa đã đào tạo trên 20 học viên, trong số đó có những người đã thành thạo, tự chế tác và chứng tỏ có nhiều năng khiếu như anh Sơn Sóc, anh Thạch Khia, sư Thiêng, sư Thanh Tùng...
Nghệ nhân Thạch Buôl cho biết, các học viên lúc đầu chỉ chạm khắc những con vật có hình dáng và đường nét đơn giản, sau đó mới từ từ chọn những đề tài phức tạp và sắc sảo hơn như chim đại bàng vươn cánh; mười hai con giáp; nhứt điểu nhì ngư tam xà tứ tượng; long lân quy phụng và các tượng Phật. Sau bốn năm mở trại và sáng tác, chùa Hang Trà Vinh đã cho ra đời trên 100 tác phẩm khắc gỗ có giá trị nghệ thuật và nhiều sản phẩm mỹ nghệ khác. Một số đã được khách du lịch và các cơ quan đoàn thể mua về làm quà lưu niệm với giá mỗi tác phẩm từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Ngoài ra, còn có nhiều khách hàng trực tiếp đến đặt hàng.
Khác hơn thú chơi cây khô mỹ thuật và nghệ thuật sử dụng rễ tre để tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, càng không phải là nghệ thuật gỗ lũa, nghề chạm khắc gỗ ở chùa Hang đặc biệt khai thác những gốc sao lâu năm và nét đẹp đặc trưng của bộ rễ mà không qua giai đoạn chế biến, ngâm hóa chất hoặc luộc chín như các loại gỗ khác. Người sáng tạo chỉ dựa theo hình dạng của hiện vật và nương theo những nét độc đáo của bộ rễ như màu sắc, khối u, lỗ thủng kỳ thú vừa trừu tượng biến hóa, vừa cụ thể để chế tác, nhưng không lạm dụng những kỹ xảo để làm biến dạng các nét hoang sơ đầy ấn tượng trong thiên nhiên. Anh Sơn Sóc cho biết, muốn có một tác phẩm hay trước hết người làm ra nó phải có lòng say mê, đặc biệt là phải có những giây phút ngẫu hứng xuất thần trong quá trình thao tác. Một vị sư nói thêm, nghề chạm khắc gỗ xưa nay chỉ do cha truyền con nối, ít ai được học tập và nghiên cứu tường tận bằng sách vở, nên nó đòi hỏi người chơi phải có một quá trình lao động nghiêm túc, công phu, tỉ mỉ và dày công khổ luyện. Bất cứ một nghệ nhân nào dù tài giỏi đến đâu cũng phải có óc tưởng tượng, có tư duy nghệ thuật trước khi phác thảo và chế tác.
Dù đã có tác phẩm bán bạc triệu, nhưng các vị sư cho biết hiện nay mục đích chính của chùa là bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân gian, tạo ra những sản phẩm tinh thần để phục vụ đời sống văn hóa. Trong tương lai, muốn phát triển mạnh để làm kinh tế, các nghệ nhân cần phải tiếp tục học hỏi, nâng cao tay nghề, đặc biệt là phải có phòng trưng bày sản phẩm giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước.
Nguồn: Báo Hậu Giang
Nhưng kể từ Tết Mậu Thân 1968, chùa bị dội bom, khói lửa ngút trời, rừng cây náo loạn khiến cho đàn dơi hoảng loạn bỏ chùa bay đi tan tác.
Nay chùa đã được chỉnh trang, nâng cấp, vườn cây xum xuê, xanh mát, tạo nên một cảnh quan yên ắng, thanh bình và đượm mùi trầm mặc khiến cho nhiều đàn chim trời bay về di trú ngày càng đông, nhiều nhất là cò, cồng cộc chiều nào chúng cũng sải rộng đôi cánh bay về rợp trời, chao liệng một vài vòng rồi nhí nhảnh sà xuống các ngọn me, sao, dầu... ríu ra ríu rít.
Hiện nay, chùa Hang là một trong những ngôi chùa có nét đẹp văn hóa độc đáo ở Trà Vinh, đặc biệt là lối kiến trúc truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer với các hoa văn họa tiết rất công phu. Ngôi chính điện được trang trí theo mô típ kiến trúc Ấn Độ vừa rực rỡ, vừa trang nghiêm giữa một rừng cây trầm mặc, yên tĩnh và thanh bình.
Đến chùa Hang con người cảm thấy như đến với một viện điều dưỡng, vì nơi đây môi trường thật thoáng mát, không khí trong lành giúp cho con người dễ thân thiết và hòa quyện cùng với thiên nhiên.
Trong tổng số 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh, chùa Hang là ngôi chùa đầu tiên đã có ý tưởng đưa nghệ thuật vào sinh hoạt văn hóa chùa, góp phần làm phong phú kho tàng mỹ thuật, đồng thời bảo tồn và phát huy nghề điêu khắc gỗ truyền thống. Hòa thượng Thạch Xuông, vị trụ trì đời thứ 23 của chùa Hang cho biết, trong chiến tranh, nhiều cây sao, dầu ở vườn chùa đã bị chặt hạ vô số kể và hiện còn để lại trong lòng đất nhiều bộ gốc, rễ nguyên vẹn với nhiều hình thù quái dị và kỳ thú. Nếu được các bàn tay tài hoa của các nghệ nhân khắc gỗ điểm xuyết, chắc chắn nó sẽ trở thành những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Từ ý nghĩ đó, sư Thạch Xuông đã tìm cách mời anh Thạch Buôl, một nghệ nhân điêu khắc gỗ nổi tiếng, quê ở Vĩnh Long về chùa mở lớp dạy nghề cho các sư sãi và các thanh niên có năng khiếu. Tính đến nay, chùa đã đào tạo trên 20 học viên, trong số đó có những người đã thành thạo, tự chế tác và chứng tỏ có nhiều năng khiếu như anh Sơn Sóc, anh Thạch Khia, sư Thiêng, sư Thanh Tùng...
Nghệ nhân Thạch Buôl cho biết, các học viên lúc đầu chỉ chạm khắc những con vật có hình dáng và đường nét đơn giản, sau đó mới từ từ chọn những đề tài phức tạp và sắc sảo hơn như chim đại bàng vươn cánh; mười hai con giáp; nhứt điểu nhì ngư tam xà tứ tượng; long lân quy phụng và các tượng Phật. Sau bốn năm mở trại và sáng tác, chùa Hang Trà Vinh đã cho ra đời trên 100 tác phẩm khắc gỗ có giá trị nghệ thuật và nhiều sản phẩm mỹ nghệ khác. Một số đã được khách du lịch và các cơ quan đoàn thể mua về làm quà lưu niệm với giá mỗi tác phẩm từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Ngoài ra, còn có nhiều khách hàng trực tiếp đến đặt hàng.
Khác hơn thú chơi cây khô mỹ thuật và nghệ thuật sử dụng rễ tre để tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, càng không phải là nghệ thuật gỗ lũa, nghề chạm khắc gỗ ở chùa Hang đặc biệt khai thác những gốc sao lâu năm và nét đẹp đặc trưng của bộ rễ mà không qua giai đoạn chế biến, ngâm hóa chất hoặc luộc chín như các loại gỗ khác. Người sáng tạo chỉ dựa theo hình dạng của hiện vật và nương theo những nét độc đáo của bộ rễ như màu sắc, khối u, lỗ thủng kỳ thú vừa trừu tượng biến hóa, vừa cụ thể để chế tác, nhưng không lạm dụng những kỹ xảo để làm biến dạng các nét hoang sơ đầy ấn tượng trong thiên nhiên. Anh Sơn Sóc cho biết, muốn có một tác phẩm hay trước hết người làm ra nó phải có lòng say mê, đặc biệt là phải có những giây phút ngẫu hứng xuất thần trong quá trình thao tác. Một vị sư nói thêm, nghề chạm khắc gỗ xưa nay chỉ do cha truyền con nối, ít ai được học tập và nghiên cứu tường tận bằng sách vở, nên nó đòi hỏi người chơi phải có một quá trình lao động nghiêm túc, công phu, tỉ mỉ và dày công khổ luyện. Bất cứ một nghệ nhân nào dù tài giỏi đến đâu cũng phải có óc tưởng tượng, có tư duy nghệ thuật trước khi phác thảo và chế tác.
Dù đã có tác phẩm bán bạc triệu, nhưng các vị sư cho biết hiện nay mục đích chính của chùa là bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân gian, tạo ra những sản phẩm tinh thần để phục vụ đời sống văn hóa. Trong tương lai, muốn phát triển mạnh để làm kinh tế, các nghệ nhân cần phải tiếp tục học hỏi, nâng cao tay nghề, đặc biệt là phải có phòng trưng bày sản phẩm giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước.
Nguồn: Báo Hậu Giang
Thầy trò củng học nghề điêu khắc gỗ tại chùa Hang
thanh huyen- 69KNS
- Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011
Ao Bà OM
Ao Bà Om là một trong những danh thắng ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, tọa lạc tại khóm 3, phường 8, thị xã Trà Vinh, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 5 km về phía Tây. Với diện tích mặt nước khoảng 39.000 m2, khí hậu mát mẻ quanh năm, xung quanh ao có những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi như Sao, Dầu có rễ nổi lên mặt đất trông rất đẹp mắt, mặt nước dưới ao phẳng lặng, có một lớp những hoa sen, hoa súng, những đàn cá tung tăng bơi lội, những chú vịt trời (Le le) cũng tụ họp về đây sinh sống tạo nên một phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Ao có dạng hình vuông nên người ta còn gọi là Ao Vuông.Trong dân gian có nhiều truyền thuyết khác nhau về lịch sử hình thành của Ao Bà Om, trong số đó thì truyền thuyết về “cuộc thi thố đào Ao” của một nhóm nam và một nhóm nữ trong làng được nhiều người chấp nhận nhất.
Chuyện kể lại rằng: Ngày xưa, nam nữ muốn lấy nhau nhưng không bên nào chịu ngỏ lời trước vì phải chịu một khoảng chi phí rất lớn cho việc mua sắm lễ vật và tổ chức đám cưới cho cả hai họ. Và thế là nhân lúc hạn hán, dân làng bị thiếu nước dùng, Mẹ Sóc nghĩ ra cách cho nam nữ trong làng thi nhau đào ao để lấy nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày với quy ước chỉ đào trong một đêm, bắt đầu từ lúc trời tối và khi nào sao Mai mọc ở hướng Đông thì kết thúc, nếu bên nào đào xong với diện tích lớn hơn và sâu hơn thì bên đó thắng cuộc, bên thua cuộc phải đi hỏi cưới bên thắng cuộc.
Sau khi thống nhất hai bên tiến hành đào ao, bên nữ do Bà Om chỉ huy đã nghĩ ra cách là khi trời vừa tối Bà cho bày tiệc thết đãi, phục vụ rượu cho quý ông. Riêng ở bên nam ỷ lại vào sức mạnh của mình, xem thường sự yếu đuối của phái nữ nên không chú tâm đến việc đào ao mà chỉ mải mê uống rượu, đến nửa đêm khi phái nam đã ngà say, Bà Om cho treo ngọn đèn trên cây thật cao, các ông cứ ngỡ là sao Mai đã mọc lên, nên đi về. Bà Om vẫn chỉ huy phái nữ tiếp tục đào ao và hoàn thành tốt công việc của mình cho đến khi sao Mai mọc thật sự mới về, kết quả là phái nữ đã thắng cuộc. Kể từ đó, người ta lấy tên của Bà Om đặt cho địa danh Ao Bà Om. Và truyền thống nam đi cưới nữ cũng bắt đầu từ đây. Thắng cảnh Ao Bà Om, Chùa Âng, Nhà bảo tàng văn hoá dân tộc Khmer là nơi thu hút hàng trăm ngàn du khách đến tham quan, cắm trại, vui xuân, nhất là vào dịp lễ hội như: Lễ hội Ok Om Bok, ngày Tết Nguyên Đán hàng năm,…
(Ao Bà Om và Chùa Âng được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá vào tháng 8 năm 1994).
<Nguồn: www.travinh.gov.vn>
Chuyện kể lại rằng: Ngày xưa, nam nữ muốn lấy nhau nhưng không bên nào chịu ngỏ lời trước vì phải chịu một khoảng chi phí rất lớn cho việc mua sắm lễ vật và tổ chức đám cưới cho cả hai họ. Và thế là nhân lúc hạn hán, dân làng bị thiếu nước dùng, Mẹ Sóc nghĩ ra cách cho nam nữ trong làng thi nhau đào ao để lấy nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày với quy ước chỉ đào trong một đêm, bắt đầu từ lúc trời tối và khi nào sao Mai mọc ở hướng Đông thì kết thúc, nếu bên nào đào xong với diện tích lớn hơn và sâu hơn thì bên đó thắng cuộc, bên thua cuộc phải đi hỏi cưới bên thắng cuộc.
Sau khi thống nhất hai bên tiến hành đào ao, bên nữ do Bà Om chỉ huy đã nghĩ ra cách là khi trời vừa tối Bà cho bày tiệc thết đãi, phục vụ rượu cho quý ông. Riêng ở bên nam ỷ lại vào sức mạnh của mình, xem thường sự yếu đuối của phái nữ nên không chú tâm đến việc đào ao mà chỉ mải mê uống rượu, đến nửa đêm khi phái nam đã ngà say, Bà Om cho treo ngọn đèn trên cây thật cao, các ông cứ ngỡ là sao Mai đã mọc lên, nên đi về. Bà Om vẫn chỉ huy phái nữ tiếp tục đào ao và hoàn thành tốt công việc của mình cho đến khi sao Mai mọc thật sự mới về, kết quả là phái nữ đã thắng cuộc. Kể từ đó, người ta lấy tên của Bà Om đặt cho địa danh Ao Bà Om. Và truyền thống nam đi cưới nữ cũng bắt đầu từ đây. Thắng cảnh Ao Bà Om, Chùa Âng, Nhà bảo tàng văn hoá dân tộc Khmer là nơi thu hút hàng trăm ngàn du khách đến tham quan, cắm trại, vui xuân, nhất là vào dịp lễ hội như: Lễ hội Ok Om Bok, ngày Tết Nguyên Đán hàng năm,…
(Ao Bà Om và Chùa Âng được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá vào tháng 8 năm 1994).
<Nguồn: www.travinh.gov.vn>
Thăm ao Bà Om xong ,cả đoàn quay lại Hương Mỹ,dự định sẽ ăn trưa dọc đường.Vì muốn tránh đoạn đường đau khổ ban sáng nên chuyễn hướng đi về phía phà Cổ Chiên cách Trà Vinh khoảng trên 20km,từ đó về Mõ Cày đi Hương Mỹ.
Chúng tôi thất lạc nhau tại bến phà Cổ Chiên trong lúc trời đổ mưa, nhưng đây là một câu chuyện khác rồi!Chuyến đi Trà Vinh lần nầy để lại trong lòng mọi người nhiều kỷ niệm khó quên!Hẹn gặp lại trong lần du lịch khác!
Chúng tôi thất lạc nhau tại bến phà Cổ Chiên trong lúc trời đổ mưa, nhưng đây là một câu chuyện khác rồi!Chuyến đi Trà Vinh lần nầy để lại trong lòng mọi người nhiều kỷ niệm khó quên!Hẹn gặp lại trong lần du lịch khác!
Mời xem hình toàn bộ hành trình theo link dưới đây:
https://s1118.photobucket.com/albums/k617/vietduckieumaucongnghiep/Di%20TRA%20VINH%20voi%20thay%20co%20CHINH/
thanh huyen- 69KNS
- Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011
Re: Đi Trà Vinh
Cám ơn sư huynh kể chuyện, dán hình cho coi sông nước miền tây. Thấy hình thầy cô Chính mạnh khỏe, chạy Honda ngon lành, Thịnh cũng mừng. Còn thấy huynh Tuấn Cận, và sư đệ "1-2-3 VÀO" , mong tất cả vẫm an vui. Vừa vào google map để coi Trà Vinh nằm ở chỗ ni trên bản đồ. Chắc sư huynh chưa biết hồi nhỏ Thịnh ở miền tây ha! Ở tận Sóc Trăng lận! Lúc lên trung học mới về lại Saigon, nên cảnh sông nước và những ngôi chùa Miên ở miền tây ni gần gũi với Thịnh lắm. Bữa nào rảnh, Thịnh kể chuyện hồi nhỏ chuyển trường (lớp 1) từ Saigon về ngôi trường làng khỉ ho cò gáy ở Sóc trăng cho nghe.
Thinh 74KNH
Thinh 74KNH
thinhvu- 74KNH
- Tổng số bài gửi : 173
Join date : 11/06/2011
Đến từ : USA
Re: Đi Trà Vinh
...trùi ui ,tui thích cái phóng sự này dzô cùng.....lần sau mà có dìa bển nhất định sẻ làm một chuyến.
6hau6- 71CKO
- Tổng số bài gửi : 296
Join date : 10/06/2011
Đến từ : USA
GĐ VĐKMCN Hải Ngoại & Thân hữu Khắp nơi :: Sinh hoat GD VDKMCN Hải Ngoại & Thân hữu khắp nơi :: Du Lịch đó đây !
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết