Hạnh phúc thay những ai còn Mẹ !
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hạnh phúc thay những ai còn Mẹ !
Mùa Vu Lan qua rồi!Chiều nay tình cờ đọc được bài viết của nhà văn Mang Viên Long về chủ đề nầy,xin được chia sẽ cùng các bạn.
Hạnh phúc thay những ai còn Mẹ !
Viết tặng những ai còn Mẹ!
Th.7.2008
(*) Của Ban VH/THPT Dak Lak
Mang Viên Long
Hạnh phúc thay những ai còn Mẹ !
Viết tặng những ai còn Mẹ!
Sáng chủ nhật nào cũng vậy, tôi có thói quen đi bộ long rong trong một vài con phố quanh nhà. Cả tuần ngồi trên xe, chạy theo công việc, tôi chẳng có chút thời gian nào “nhìn rõ” sinh hoạt phố phường quanh tôi cả. Sống vội. Cuốn hút. Chạy lui chạy tới như một con thoi !Tôi luôn cảm thấy trống trải, mỏi mệt – và “quên mất” mình tự hồi nào.
Tôi cho phép mình ăn diện một chút vào sáng chủ nhật để đi tản bộ. Đi thong thả. Từng bước. Nhẹ nhàng như kẻ không có việc gì để làm. Đôi mắt thì tha hồ rong chơi, muốn nhìn ngang liếc dọc – có lúc nhìn lên bầu trời, trên hàng cây, hay các tấm bảng hiệu, cột điện (v.v) thì tùy thích. Còn cái đầu thì càng tự do hơn – muốn nghĩ nhớ chuyện gì cũng mặc. Thường thì những kỷ niệm êm đềm một thời thường hiện về như những khúc phim quay chậm.
Dừng lại ở một sạp bán sách báo – tôi chọn mua tờ tạp chí “Vô Ưu”(*) vì đọc thấy ở bìa dưới tấm ảnh in hàng chữ lớn : “Hạnh Phúc Thay Những Ai Còn Mẹ”. Tôi không còn Mẹ nữa. Tôi muốn có tờ báo, để hy vọng có thể “chung vui” với những ai còn Mẹ (chỉ là “chia vui” thôi – không mong được có “Hạnh Phúc”). Bởi vì, tôi là kẻ bất hạnh khi còn là một cô bé học lớp 9. Mẹ tôi đã mất đi khi còn son trẻ, trong một tai nạn giao thông bất ngờ !
Câu tán thán, ngợi ca một cách vô tư, bình dị là vậy (“Hạnh Phúc Thay Những Ai Còn Mẹ!”) – nhưng sao tôi vẫn cứ cảm thấy – một câu nói buồn thảm phía sau cứ lởn vởn trong đầu mình : “Bất Hạnh Thay Những Ai Mất Mẹ!”…
Tôi không hề có chút đố kỵ với cái “Hạnh Phúc” của người có diễm phúc còn Mẹ- nhưng tôi ý thức rõ ràng rằng cái “Hạnh Phúc” ấy to lớn quá, vĩ đại quá –mà suốt đời tôi trong kiếp sống này, không bao giờ có thể với tới được! Tôi có thể có nhà lầu, có thể có xe hơi – thậm chí, có thể có quyền cao chức trọng – nhưng không thể có lại Mẹ lần thứ hai ! (Và chỉ ước ao gặp lại Mẹ một chốc thôi, được ôm hôn Mẹ một lần thôi – được nói cùng Mẹ một lời tri âm giản dị thôi – cũng không thể nào có được – ngoài trừ chỉ thoáng hiện trong những giấc mơ quạnh quẽ !).
Bà lão già gần 80, bán vài mẹt hàng lặt vặt bánh kẹo, đồ chơi, mì tôm, thuốc lá đầu hẻm dẫn vào nhà tôi – như trẻ con bày đồ chơi mua bán – đã có lần sụt sùi nói với tôi khi được hỏi tới con cháu của bà.
- Tui “ở nhờ” nhà của đứa con trai phía trong kia – chúng đi làm khóa cửa rồi, chiều tối mới về…
- Cả ngày bà ăn uống ngủ nghỉ ở đâu ? – Tôi áy náy hỏi .
- Bán được thì ăn dĩa cơm hay tô cháo huyết vài ngàn, bán ế gặm ổ bánh mì, rồi trời nuôi cũng qua bữa, cô à !
Ở nhờ - sống tạm, trời nuôi – sao con cháu không nuôi nổi một bà Mẹ (bà Nội/ bà Ngoại) già tuổi gần 80 – để suốt ngày ngồi xơ rơ chịu đựng với nắng mưa hè phố ? . Tôi ngồi lại bên bà. Lắng nghe bà kể : “Sống “tạm” với con gái thì nhà chồng không ưng – Về với con trai, thì phía vợ trề môi, cằn nhằn !”. Bà thở dài.
Bà lão bán hàng đầu hẻm (và những bà Mẹ lam lũ, truân chuyên khác) đã phải “sống nhờ / ở tạm” ngay trong căn nhà của con cháu mình. Cô độc và lầm lũi ngay bên cạnh con cháu mình ! Tôi ôm chầm lấy bà lão – nước mắt cứ rưng rưng chảy : “Mẹ ơi ! Sao mẹ lại khổ đau đến vậy ?”.
Nhờ những buổi sáng chủ nhật thong dong thả bộ - tôi có dịp gần gũi với nhiều người, hiểu thêm nhiều cảnh đời éo le đau khổ - cuộc sống quanh tôi bỗng trở nên thân thiết, đáng yêu quý – trân trọng làm sao!
Đi bộ - tôi có dịp lan man nghĩ về “chữ Hiếu / chữ Nghĩa/ chữ Tình” nhiều hơn. Sống ở đời mà không giữ trọn được ba chữ quan yếu ấy – thì (…) sẽ như thế nào nhỉ ? Cha mẹ còn sống sờ sờ trên đời với mình mà chẳng hề thấy – chẳng hề biết, thì có còn là “con Người” nữa chăng? Chỉ có một câu hỏi đơn giản bình thường là “ai đã chịu khổ đau sinh ta/ nuôi ta lớn / vun đắp cho ta từng ngày / thế mà lắm kẻ không trả lời được!”. Họ nghĩ họ như một thân cây mọc hoang ngoài rừng chắc ? Có một hệ quả tất yếu mà có lẽ họ chẳng bao giờ ngờ được : “Nếu họ là một thân cây mọc hoang, thì tiếp theo – con cháu của họ, cũng sẽ là những thân cây mọc hoang nốt”. Câu chuyện từ thời xa xưa về “Chiếc chén gáo dừa” trong sách Giáo khoa Thư (dành cho bậc tiểu học – trước năm 1950) có lẽ ít ai còn nhớ : “(…) Đứa con lên bảy thấy cha mình lấy gáo dừa gọt sạch, bèn hỏi cha – “Cha ơi, cha đang làm cái gì thế?” – Người Cha đáp : “Cha đang làm cái chén ăn cơm cho ông Nội …” – Vài hôm sau, đi làm về - thấy con đang cạo sạch xơ ở gáo dừa – người cha bèn hỏi : “Con đang làm gì thế” – “Con đang làm cái chén để dành cho ba lúc về già ăn cơm ấy mà (!)”.
Trở về nhà đọc xong tờ tạp chí “Vô Ưu” (*) tôi quyết định tặng cho vợ chồng con của bà già bán hàng đầu hẻm – như một chút quà nhỏ nhân Mùa Vu Lan sắp đến …
Tôi cho phép mình ăn diện một chút vào sáng chủ nhật để đi tản bộ. Đi thong thả. Từng bước. Nhẹ nhàng như kẻ không có việc gì để làm. Đôi mắt thì tha hồ rong chơi, muốn nhìn ngang liếc dọc – có lúc nhìn lên bầu trời, trên hàng cây, hay các tấm bảng hiệu, cột điện (v.v) thì tùy thích. Còn cái đầu thì càng tự do hơn – muốn nghĩ nhớ chuyện gì cũng mặc. Thường thì những kỷ niệm êm đềm một thời thường hiện về như những khúc phim quay chậm.
Dừng lại ở một sạp bán sách báo – tôi chọn mua tờ tạp chí “Vô Ưu”(*) vì đọc thấy ở bìa dưới tấm ảnh in hàng chữ lớn : “Hạnh Phúc Thay Những Ai Còn Mẹ”. Tôi không còn Mẹ nữa. Tôi muốn có tờ báo, để hy vọng có thể “chung vui” với những ai còn Mẹ (chỉ là “chia vui” thôi – không mong được có “Hạnh Phúc”). Bởi vì, tôi là kẻ bất hạnh khi còn là một cô bé học lớp 9. Mẹ tôi đã mất đi khi còn son trẻ, trong một tai nạn giao thông bất ngờ !
Câu tán thán, ngợi ca một cách vô tư, bình dị là vậy (“Hạnh Phúc Thay Những Ai Còn Mẹ!”) – nhưng sao tôi vẫn cứ cảm thấy – một câu nói buồn thảm phía sau cứ lởn vởn trong đầu mình : “Bất Hạnh Thay Những Ai Mất Mẹ!”…
Tôi không hề có chút đố kỵ với cái “Hạnh Phúc” của người có diễm phúc còn Mẹ- nhưng tôi ý thức rõ ràng rằng cái “Hạnh Phúc” ấy to lớn quá, vĩ đại quá –mà suốt đời tôi trong kiếp sống này, không bao giờ có thể với tới được! Tôi có thể có nhà lầu, có thể có xe hơi – thậm chí, có thể có quyền cao chức trọng – nhưng không thể có lại Mẹ lần thứ hai ! (Và chỉ ước ao gặp lại Mẹ một chốc thôi, được ôm hôn Mẹ một lần thôi – được nói cùng Mẹ một lời tri âm giản dị thôi – cũng không thể nào có được – ngoài trừ chỉ thoáng hiện trong những giấc mơ quạnh quẽ !).
Bà lão già gần 80, bán vài mẹt hàng lặt vặt bánh kẹo, đồ chơi, mì tôm, thuốc lá đầu hẻm dẫn vào nhà tôi – như trẻ con bày đồ chơi mua bán – đã có lần sụt sùi nói với tôi khi được hỏi tới con cháu của bà.
- Tui “ở nhờ” nhà của đứa con trai phía trong kia – chúng đi làm khóa cửa rồi, chiều tối mới về…
- Cả ngày bà ăn uống ngủ nghỉ ở đâu ? – Tôi áy náy hỏi .
- Bán được thì ăn dĩa cơm hay tô cháo huyết vài ngàn, bán ế gặm ổ bánh mì, rồi trời nuôi cũng qua bữa, cô à !
Ở nhờ - sống tạm, trời nuôi – sao con cháu không nuôi nổi một bà Mẹ (bà Nội/ bà Ngoại) già tuổi gần 80 – để suốt ngày ngồi xơ rơ chịu đựng với nắng mưa hè phố ? . Tôi ngồi lại bên bà. Lắng nghe bà kể : “Sống “tạm” với con gái thì nhà chồng không ưng – Về với con trai, thì phía vợ trề môi, cằn nhằn !”. Bà thở dài.
Bà lão bán hàng đầu hẻm (và những bà Mẹ lam lũ, truân chuyên khác) đã phải “sống nhờ / ở tạm” ngay trong căn nhà của con cháu mình. Cô độc và lầm lũi ngay bên cạnh con cháu mình ! Tôi ôm chầm lấy bà lão – nước mắt cứ rưng rưng chảy : “Mẹ ơi ! Sao mẹ lại khổ đau đến vậy ?”.
Nhờ những buổi sáng chủ nhật thong dong thả bộ - tôi có dịp gần gũi với nhiều người, hiểu thêm nhiều cảnh đời éo le đau khổ - cuộc sống quanh tôi bỗng trở nên thân thiết, đáng yêu quý – trân trọng làm sao!
Đi bộ - tôi có dịp lan man nghĩ về “chữ Hiếu / chữ Nghĩa/ chữ Tình” nhiều hơn. Sống ở đời mà không giữ trọn được ba chữ quan yếu ấy – thì (…) sẽ như thế nào nhỉ ? Cha mẹ còn sống sờ sờ trên đời với mình mà chẳng hề thấy – chẳng hề biết, thì có còn là “con Người” nữa chăng? Chỉ có một câu hỏi đơn giản bình thường là “ai đã chịu khổ đau sinh ta/ nuôi ta lớn / vun đắp cho ta từng ngày / thế mà lắm kẻ không trả lời được!”. Họ nghĩ họ như một thân cây mọc hoang ngoài rừng chắc ? Có một hệ quả tất yếu mà có lẽ họ chẳng bao giờ ngờ được : “Nếu họ là một thân cây mọc hoang, thì tiếp theo – con cháu của họ, cũng sẽ là những thân cây mọc hoang nốt”. Câu chuyện từ thời xa xưa về “Chiếc chén gáo dừa” trong sách Giáo khoa Thư (dành cho bậc tiểu học – trước năm 1950) có lẽ ít ai còn nhớ : “(…) Đứa con lên bảy thấy cha mình lấy gáo dừa gọt sạch, bèn hỏi cha – “Cha ơi, cha đang làm cái gì thế?” – Người Cha đáp : “Cha đang làm cái chén ăn cơm cho ông Nội …” – Vài hôm sau, đi làm về - thấy con đang cạo sạch xơ ở gáo dừa – người cha bèn hỏi : “Con đang làm gì thế” – “Con đang làm cái chén để dành cho ba lúc về già ăn cơm ấy mà (!)”.
Trở về nhà đọc xong tờ tạp chí “Vô Ưu” (*) tôi quyết định tặng cho vợ chồng con của bà già bán hàng đầu hẻm – như một chút quà nhỏ nhân Mùa Vu Lan sắp đến …
Th.7.2008
(*) Của Ban VH/THPT Dak Lak
Mang Viên Long
thanh huyen- 69KNS
- Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết