GĐ VĐKMCN Hải Ngoại & Thân hữu Khắp nơi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Miền Ký Ức!

4 posters

Go down

Miền Ký Ức! Empty Miền Ký Ức!

Bài gửi  thanh huyen Sat Jul 02, 2011 4:45 am

Góc quán nầy, qua những bài viết lượm lặt đây đó,những bài viết về những nỗi nhớ,những món ăn,những kỷ niệm của một thời xa lắm!Hy vọng bạn sẽ được tìm về những ký ức đôi khi đã bị vùi sâu dưới những bộn bề của cuộc sống!

Mùi Khói Rơm
Vương Minh

Miền Ký Ức! 4a

Mùi khói rơm, tôi chẳng biết tả mùi ấy thế nào, chỉ biết rằng trong ký ức của tôi, đó là mùi của quê hương, của xóm làng, của tình yêu thương đong đầy nơi ngoại. Nơi miền quê xa xôi nghèo khó ấy, tôi đã nhận được rất nhiều thứ từ những ngày lam lũ, những buổi chơi hoang và cả những trò con nít...

Đã lâu lắm rồi tôi không về quê ngoại. Tuổi thơ tôi đã gắn bó sâu đậm với nơi này khiến nhiều lúc nhắc đến kỷ niệm xa xưa là trong ký ức tôi lại hiện ra hình ảnh của những rặng trâm bầu, những buổi chiều thả trâu ra đồng, những lần dầm mưa thỏa thích và có cả mùi khói rơm thơm nồng, ấm áp… Quê ngoại nghèo lắm, người dân nơi đây quanh năm chân lấm tay bùn nhưng làm mãi vẫn không đủ ăn. Nông dân chỉ biết bám lấy ruộng đồng mà sống, làm lúa năm được năm thua, mùa màng thất bát đành chịu, làm đủ ăn là xem ra đã khá. Thế nhưng cũng chẳng ai than vãn gì. Cái cày, con trâu vẫn gắn liền với nghiệp nhà nông của họ. Nhà ngoại thì xem ra khá giả hơn vì có đến một mẫu đất ruộng nhưng bù lại, nhà quá đông nên làm bao nhiêu hết bấy nhiêu, chẳng dư giả gì.

Mỗi lần về quê, tôi thích nhất là được theo mấy dì, mấy cậu (gọi là dì, là cậu nhưng họ chỉ lớn hơn tôi vài tuổi) ra đồng bắt cua, mò ốc. Ốc bươu lúc ấy nhiều vô kể, mỗi khi mưa xuống là chúng lại bò ra đầy đồng. Nếu không bắt kịp thì chỉ một đêm cả vạt lúa đều bị gặm đứt ngọn cả. Mỗi người xách theo một xô, tranh nhau mà bắt, ai cũng cố bắt thật nhiều để lúc về được ngoại thưởng. Riêng tôi, loay hoay mãi cũng chỉ nửa xô là cùng, thế là tôi lại được các cậu san sẻ, nên cuối cùng tôi là người “giỏi” nhất. Ốc bắt về chủ yếu là làm thức ăn cho vịt đẻ, chẳng ai ăn nhưng lắm lúc ngoại lại lựa ra những con thật to dành để kho sả hoặc nướng cho lũ nhóc chúng tôi thưởng thức. Tôi thích nhất là ăn ốc nướng, mùi của nó rất thơm, thịt lại ngọt nữa. Khi ăn, tôi phải gỡ lớp tro bám đen nhẻm cho thật sạch nhưng các cậu cứ bảo: “Tro rơm ấy, dính chút ăn không sao đâu”. Tôi nghe lời, ăn xong, miệng mồm tay chân như "táo tàu". Nhìn tôi, ngoại phì cười, cốc đầu cậu Út vì tội lừa con nhỏ!

Không hiểu sao, tôi thích mùi rơm ấy đến lạ. Đối với tôi, đó là mùi đặc trưng của quê ngoại, không nơi nào có được. Ở đây, nhà nào cũng có một cây rơm to đùng trước sân, vừa dùng để nhóm bếp, vừa là thức ăn cho bò. Mỗi mùa gặt, người ta lại chở rơm về nhà, chất thành đống để xếp cây dự trữ. Mùi rơm mới còn thơm hương lúa ngọt ngào. Nếu rơm ủ lâu hoặc ướt mưa sẽ có mùi hăng hăng nhưng chỉ cần phơi qua một nắng, mùi ấy sẽ mất, rơm lại thơm nồng. Lũ con nít chúng tôi rất hay phá phách. Hễ thấy ụ rơm là y như rằng phải chơi trò cút bắt, nhào lộn, chạy loanh quanh, thậm chí còn lăn lộn trên đó khiến mình mẩy ai cũng đỏ rát vì ngứa. Chiều đến, chúng tôi lại rủ nhau ra giếng nước ngọt đầu xóm xách nước tắm thỏa thích hoặc đợi đến khi trời mưa để vừa tắm mưa, vừa chơi trò bắt ếch. Những lúc ấy, không còn gì vui bằng. Tôi dường như quên hẳn nhịp sống tất bật nơi thành thị. Rồi lũ nhóc chúng tôi lại vác dao đi đào mì, đào khoai mọc cặp bờ đê ven kênh ngoại trồng về ăn. Đứa nào cũng hăm hở đào, mặc cho trời nắng gắt. Có khi chúng tôi đào được bụi mì nặng đến 5 kg, thay nhau khiêng nhưng ai cũng thích thú, chạy thật nhanh về nhà để khoe ngoại. Còn khoai lang thì không có củ to, củ nào cũng lí nhí như dưa chuột. Đó là vì chúng tôi ham... phá chứ dây khoai chưa rụi lá, khoai chưa ăn được. Những “chiến lợi phẩm” ấy chúng tôi mang về nhà để ngoại nấu chè hay làm đủ thứ món ăn chơi. Phần còn lại, chúng tôi giấu vào ụ rơm để tối nướng.

Tôi thích nhất là được ăn món mì nướng của ngoại, vừa thơm, vừa béo. Lúc nhỏ mê chơi, tôi cũng không biết ngoại làm thế nào. Giờ biết rồi cũng thấy đơn giản lắm nhưng về thử làm mãi vẫn không sao có được cái vị quen thuộc. Khoai mì ngoại bào nhuyễn, vắt ráo, cho dừa, đường, muối, mè vào rồi đem nướng trên than. Khi chín, mì chuyển màu vàng, thơm ngọt ngào. Tôi thích nhất là công việc nhóm lửa, nó làm mắt tôi rất cay, phải dụi mãi nhưng không hiểu sao vẫn muốn dành phần. Muốn nhóm lửa phải đốt rơm. Rơm ở đây không thiếu nhưng tìm thứ đốt cho có than mới khó. Lũ nhóc chúng tôi chia nhau đi tìm những chiếc gáo dừa vụn về để đốt, được khoảng 1 thúng là có thể nướng được xửng mì to đùng. Khổ nỗi, mỗi khi nhóm, rơm dễ bắt lửa nhưng cũng dễ tàn. Để than có thể cháy, tôi phải hì hục cả buổi, mặt mày đầy nhọ trông như ông kẹ. Khói có thể làm tôi chảy nước mắt nhưng tôi vẫn thích được ngửi cái mùi ấy, mùi mà ở chốn thành thị không bao giờ có. Nướng xong, chúng tôi lại được ngoại chia phần và bao giờ tôi cũng được phần hơn.

Nhìn miếng mì nướng nóng hổi tự nhiên thấy vui vui vì trong đó có phần lao động của chính mình. Ăn xong, mấy cậu, mấy dì lại nháy mắt ra hiệu có thêm suất tối. Nhớ tới mấy củ khoai giấu dưới ụ rơm, ai cũng cười tinh quái. Thế là tối đến, chúng tôi lại kéo nhau ra ngồi ở một góc khuất trước sân, đốt rơm nướng khoai. Lửa vừa cháy, chúng tôi thi nhau thảy khoai vào và phải giữ lửa cháy suốt. Nhìn ngọn lửa cháy cao có màu xanh đỏ cùng tiếng nổ lách tách từ những hạt lúa còn sót lại đang bung ra như bắp rang, chúng tôi đứa nào cũng thích. Tôi còn nhớ cậu Út còn lén vào bồ lúa của ngoại, xúc ra nửa lon, thảy vào lửa rơm để có “bắp bung” ăn. Chúng tôi lại thi nhau giành lấy những bông bắp trắng đang nở từ lửa rơm, nhặt được không bao nhiêu nhưng đứa nào cũng hí hửng, quên hẳn mấy củ khoai. Đến khi moi lên, có củ bị cháy đen, chỉ ăn được phần lõi trong. Mùi khoai nướng rơm có thể không ngon bằng nướng trên than nhưng đó là trò vui của lũ con nít ở miền quê như chúng tôi. Vừa ăn vừa thổi, chẳng nhớ nổi nó có ngon không nhưng mùi khói rơm quyện vào đậm đà lắm, không quên được. Ăn xong lại tíu tít chuyện trò dưới ánh lửa bập bùng và bày ra những trò chơi trẻ con mà không bao giờ biết chán.

Khi về thành phố, ngoại vẫn gói cho tôi một ổ khoai mì nướng to đùng. Mấy cậu mấy dì thì cứ dúi vào tay tôi mấy củ khoai bảo về thành phố mà nướng. Nhưng tôi biết, sẽ khó tìm ra mùi khói rơm ấm nồng quen thuộc mà mãi cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn lưu luyến...

Vương Minh

thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Hương Bưởi

Bài gửi  thanh huyen Mon Jul 04, 2011 8:34 am

Miền Ký Ức! Image002-1

Đi trong mưa bụi của mùa xuân, nhìn cây lá xanh mơn mởn mà chợt nhớ đến câu: “Tháng hai trồng cán mai cũng sống”. Đúng là kỳ diệu thật. Chợt sững lại khi nghe mùi hoa bưởi đâu đây, thơm quá. Nhìn quanh nào có thấy gánh hàng hoa nào đâu? Đi qua quãng phố hẹp ấy dăm lần, lòng tôi đầy thắc mắc tự hỏi phải chăng đó là ảo giác...

Thế mà rồi một hôm, tình cờ nhìn sâu vào trong ngõ nhà ấy, thấy một cây bưởi đơm hoa. Cây bưởi cao chỉ hơn đầu người tí chút, lá hơi cằn. Vậy mà hoa của nó cũng đủ để làm thơm cả một quãng phố. Cũng thật lạ, ở thành phố tấc đất là tấc vàng, nhưng nhà đó lại bỏ trống một khoảng sân nhỏ, và chỉ trồng có vài cây chanh, với một cây bưởi...

Cũng từ hôm ấy tôi để ý, thì ra ngoài đường lúc này cũng có hàng rong gánh hoa bưởi đi bán. Đi đến đâu, mang mùi thơm thanh khiết đến đó. Đang mùa mưa xuân, ngoài đường không có bụi. Những cánh hoa trắng muốt như tươi lâu hơn trong cái tiết trời se lạnh và làn hơi nước mỏng như sương. Đám nhụy vàng điểm xuyết cho cánh hoa bưởi, bên cạnh màu xanh ngọc của đài hoa, trông thật thích mắt.

Mùi hoa bưởi làm tôi nhớ lại nồi chè của bà nội. Bà nấu khoai lang với mật. Ruột khoai vàng ruộm, đánh tơi ra, trông giống như chè đậu xanh. Thế rồi thêm chút mật mía, ít thôi cho hơi ngọt. Bà cứ thế cho thêm vài cánh hoa bưởi vào nồi chè và để nguội. Múc ra, bát chè sánh mượt trông đã muốn ăn. Làm bánh trôi, bánh chay ăn Tết Mùng ba tháng ba, bà cũng ướp hương hoa bưởi. Và ngon nhất là những khẩu mía lùi ướp hoa bưởi của bà. "Ngọt như mía lùi là thế này đấy con ạ!". Bà nhìn tôi nhón từng khẩu mía được bà chẻ nhỏ cho dễ ăn, vừa giải thích. Ngọt thật. Mía được nướng qua bếp củi, rồi mới đem tiện thành khúc, chẻ nhỏ ra. Rồi thì ướp những bông hoa bưởi tươi vào. Ngon chẳng có gì sánh bằng, khiến tôi cứ hít hà nhấm nháp từng khẩu một.

Bà vẫn bảo, mẹ của bà mất sớm nên bà thiệt thòi, chẳng được học nhiều nữ công gia chánh. Những món ăn bà làm đãi tôi, chỉ từ tình yêu thương của Người với đứa cháu sớm- là tôi. Chả thế mà có lần, bà đúc trứng cho tôi ăn với nhân hạt gấc, vì nghe người ta nói làm vậy sẽ trừ được giun... Nghe mẹ tôi kể lại, tôi bị "say" hạt gấc. Mẹ với bà tôi đâm ra giận nhau mất mấy ngày...
Thế mà, những món ăn của bà, đến giờ tôi vẫn còn nhớ. Tôi nhớ buổi sớm, bao nhiêu con chim gì cứ hót líu lo, lảnh lót ngoài vườn, nhảy cả xuống những cành thấp mà nô đùa. Tôi nghe bà gọi: " Vy ơi, dậ... ậy đi con, sáng rô...ồi!". Giọng người Kẻ Noi ở ngoại thành Hà Nội, cao vống lên như có nhạc. Bấy giờ ở quê tôi cũng còn ít người nói tiếng làng, đa số người ta nói "tiếng Hà Nội"

Tôi mở mắt nhưng còn chưa vội thưa, cứ để bà gọi tới hai ba câu, mới dạ rõ to rồi bật dậy ra chum nước để rửa mặt. Nhưng rồi thể nào tôi cũng rời chum nước để chạy ra ngoài bờ ao. Ngoài ấy có một cây bưởi rất to, năm nào cũng cho những quả to, đẹp và ngon, thường dành để ăn Tết. Đêm qua, hoa bưởi rụng trắng cả gốc cây. Bông hoa mập mạp (đã bảo cây bưởi ấy rất to và khoẻ mà), cánh hoa cong cong như nét môi cười. Tôi cẩn thận lượm từng bông hoa, đầy tay rồi cho vào vạt áo. Bỗng giật mình vì nghe tiếng bà mắng: "Sao không rửa mặt đi kẻo mắt mũi kèm nhèm? Ai cho ra cầu ao nhỡ ngã xuống thì sao?".

Rồi bà cũng cho tôi giữ đám hoa bưởi ấy lại để chơi đồ hàng. Có điều, tôi cứ rứt từng cánh hoa ra để làm gạo, làm cơm... Bà lại bảo: "Để cái bông hoa lên đĩa cho nó thơm, nghịch thế làm gì hả con?". Những bông hoa mà bà để lên cái đĩa nhựa trên chiếc bàn gỗ góc nhà, toả hương thơm dịu khắp phòng, làm tôi thấy nhà của bà tôi thật thơm tho, dễ chịu.

Bà còn để hoa bưởi trong cái vuông khăn giắt trong túi áo cánh. Bà thuộc lớp người đã để răng trắng, mặc dù bạn cùng làng của bà cũng còn khối người nhuộm răng đen. Ông tôi theo cách mạng, đã đi một chuyến công tác cuối cùng năm bà tôi 28 tuổi. Rồi ông đi mãi không thấy về, cũng không ai biết ở đâu. Chỉ nghe người ta đồn là đã hy sinh, nhưng cũng không ai nói cho bà tôi biết rõ chi tiết thế nào. Bà ở vậy nuôi 4 người con, nhưng hai chú tôi (sinh đôi) chỉ sống được 9 tháng. Bà còn bố tôi và cô tôi. Dường như từ những năm tuổi trẻ, bà vẫn để hoa bưởi trong túi áo cho thơm. Hoặc cũng có thể là, bà với ông có những kỷ niệm gắn với mùi hương bưởi. Tôi đoán vậy vì quanh ao nhà tôi có tới mấy cây bưởi cơ... Đến bây giờ, ông tôi vẫn chưa về. Bà cũng đã nằm xuống vì chẳng đợi chờ thêm được nữa.

Dừng xe mua một gói đầy hoa bưởi. Bây giờ mua cái gì cũng bỏ vài túi nilon, nhưng còn may là người ta gói hoa bưởi bằng lá chuối. Vốc hoa trắng ngần trong tay tôi, như ẩn hiện hình bà nội với cái dáng cao cao, đầu chít khăn mỏ quạ. Thế mà có lúc, tôi đã chẳng còn nhớ hoa bưởi trổ vào mùa nào, thơm vào mùa nào. Cuộc sống hiện đại đúng là cuốn người ta theo như cơn lốc. Chỉ đến một ngày, một cây bưởi còi cọc ở một nhà cùng phố nhà tôi, bỗng nở hoa, dịu dàng, thơm ngát...

Theo VOV



Được sửa bởi thanh huyen ngày Tue Jul 05, 2011 3:27 am; sửa lần 1.
thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty CAFÉ ĐA HỆ SAIGON

Bài gửi  thanh huyen Tue Jul 05, 2011 3:26 am

Miền Ký Ức! 2

Hồi xửa hồi xưa … có một Sàigòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu chợ lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt…

TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ PHÊ VỚ

Năm một ngàn chín trăm… hồi đó người Sàigòn chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà phê cả. “Xếp sòng” của ngành kinh doanh…có khói nầy là do các xếnh xáng A Hoành, A Coón, chú Xường, chú Cảo…chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.
Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là gì đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một chiếc túi vải hình phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán. Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). Vì chiếc vợt cà phê nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà phê nầy sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi… “kho” độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách. Chính cái “quy trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu nầy mà dân ghiền cà phê còn gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.
Có mấy khu vực có những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà phê hủ tíu. Ở Chợ Cũ có đường Mac Mahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun – Chợ Đuỗi (nay là Cách Mạng Tháng Cool cũng đáng nể bởi cà phê cà pháo huyên náo suốt ngày.
Ở bùng binh Ngã Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một tiệm cà phê hủ tíu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm. Còn nếu ai đi lạc vào khu Chợlớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn còn có thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, dà – chả – quải đến tận sáng hôm sau.

TRANG TRÍ CHUNG CỦA CÁC TIỆM

CÀ PHÊ HỦ TÍU TÀU

Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón… thì đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh. Tuy Sàigòn, Chợlớn, Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng nhìn chung chúng đều có một “mô – típ – made in China” khá giống nhau, tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.
Bên trong quán hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà – con – mà!”.

UỐNG CÀ PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH

Như đã nói ở trên, hồi đó không có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng.
Cà phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội.
Ông Sáu “trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông còn là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo phong cách nầy, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp: “Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải”, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào. Ông còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tíu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá: “Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua thì coi như đói. Không sao, 73 gần trường đua có một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà phê. Cứ cho mấy thằng phổ ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miến giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đã có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”.
Theo ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất chiều khách. Sì sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết trà cứ hô lên “xà dẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống chừng nào chán thì đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống bằng ly mà lại… húp cà phê bằng đĩa, ông sáu “trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ biết dân “sành điệu” chơi vậy mình cũng bắt chước chơi vậy thôi, vậy mới là… sành điệu!

CÀ PHÊ PHIN HAY
CÀ PHÊ ‘NỒI TRÊN CỐC”


Dòng cà phê… vớ càphê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi sì sụp húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu.
Một người tên ông Chín “cù lủ”, một tay bạc bịp nay đã hoàn lương cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục hục thường tình không đáng kết giao.
Nhưng rồi cái quan điểm húp cà phê trên đĩa mới… “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và đã làm biến dạng cái kiểu uống cà phê trong tiệm hủ tíu.
Vào thập niên 60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi – nguyễn Trung Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương và… rửa con mắt. Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng đã tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Pari (Pháp).
Theo lý thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ thư giản hoàn toàn, vừa nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê dặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố. Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mản như hoa “com – phét – ti” lấp lánh làm cho đường phố trở nên… “mộng mị” và thơ…
Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà phê hè phố. Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.

Thời điểm nầy những nhà văn, nhà báo, các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ, giao lưu của giới thượng lưu Sàigòn.

CÀ PHÊ TÂY

Cà phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghế gỗ mà ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sàigòn. Cách La Pagode độ trăm mét Nhà hàng Continental cũng mở một không gian cà phê sang trọng đúng phong cách “Phăng – se”. Đối diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.
Còn một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế, trang trí nội thất sang trọng cũng nằm trên con đường nầy là quán cà phê Brodard. Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thể thả hồn êm ả bên tách cà phê nóng hổi quyện hương thơm.
Có thể nói từ giai đoạn nầy người Việt Nam ở Sàigòn “thức tĩnh” trước thị trường buôn bán cà phê mà từ lâu họ đã bỏ quên và đã để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường… tự do khai thác.
Khi qua tay người Việt quán cà phê không còn luộm thuộm những cái ‘đuôi” mì, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao… nữa mà nó thuần túy chỉ có cà phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết tạo ra một không gian tao nhã hơn, thu hút hơn…

CAFÉTÉRIA CA NHẠC

Để gần gủi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria.
Cafétéria rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral, Continental… nơi đây không phải chổ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà hoàn toàn là chổ vui chơi giải trí.
Trên đường Bùi Viện đầu những năm 60 mọc ra một cái quán với tên là Phòng trà Anh Vũ. Tuy là phòng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ tăm tiếng được mời đến trình diễn như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái… Lúc đó phòng trà Anh Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sàigòn cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống tại đây. Con đường chật hẹp Bùi Viện bổng đêm đêm sáng lên rực rở ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui
Một Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp Ciné Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên Phòng trà Đức Quỳnh. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria nầy. Đức Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu – Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã.
Rồi tiếp theo là cà phê Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đẩy “Nền văn hóa ẩm thực” cà phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà phê vừa được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng trình bày.
Một Phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh Tuyết với bài hát “Anh đèn Màu”.
Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi tiếng với bài “Mexico”, ca sĩ Anh Tuyết mỗi lần trình diển “Anh đèn Màu” là bà hát với những dòng nước mắt. Nội dung ca khúc là nói về tâm trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người mua vui để rồi khi ánh đèn màu tắt người nghệ sĩ lại một mình giữa cô đơn… Có lẽ do cái nội dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên bà rất ít khi chịu hát nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người yêu cầu, trừ những người thân quen bắt buộc phải đáp ứng, còn thì Anh Tuyết xin lỗi từ chối khéo.

LẠI QUAY VỀ CÀ PHÊ VỚ ĐÔNG VUI

Giờ đây, Sàigòn TP.HCM lại rộ lên phong trào cà phê hè phố. Những quán cốc che tạm tấm bạt bên lề đường với những chiếc ghế gỗ lùn làm chổ tụ họp của các thanh niên vui đón những ngày hạnh phúc mới.
Vòng quanh Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đình Chiểu có hàng mấy chục “túp lều” cà phê như thế mọc lên san sát bên nhau.
Trên đường Trần Quốc Thảo gần Hội Văn Nghệ TP, một số anh em văn nghệ cũng mở quán cà phê cóc bên vệ đường để anh em hội tụ, gặp gở sau khi chiến tranh đã kết thúc, thành phố Sàigòn hoàn toàn được giải phóng.
Chỉ là cà phê hè phố nhưng đông vui, uống một cốc cà phê siêu, cà phê vớ nhưng thoải mài ngồi cả ngày cũng chẳng ai rầy rà. Sau khi hết tiếng súng nổ, hết hỏa châu đầy trời, hết bắt lính, thanh niên, sinh viên Sàigòn vui vẻ chào đón những ngày cách mạng đông vui ngoài phố. Và các ‘quán cốc liêu xiêu một câu thơ” bên các vĩa hè là chổ dừng chân để… “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.
Chỉ có ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới thấy được cái thú ngồi quán cà phê bụi lụp xụp mà hầu như đường nào cũng có. Có người còn có thuốc Ruby, Con Mèo để phì phàbên ly cà phê vớ nhưng để… phiêu bồng hơn một số lớn thanh niên chơi… “bốc – lăn – se” tức thuốc vấn. Anh nào cũng thủ sẵn một bọc trong túi xách để sẳn sàng bày ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa dán rồi phì phèo nhả khói.
Cà phê quán cóc (nhảy nay chổ nầy mai chổ khác như cóc nhảy ấy mà) thời ấy được coi như thời huy hoàng lãng mạn nhất của nền… văn hóa ẩm thực cà phê cóc Sàigòn. Ban ngày đã rộn ràng như thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù loanh quanh những con đường trong thành phố cũng có những quán cóc để dân mê cà phê, mê hòa bình được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái, thanh bình, yên ả nhất của đời mình.

VÀ CÀ PHÊ ĐƯƠNG ĐẠI

Cà phê vốn cùng đi với con đường lịch sử, mỗi một thời kỳ nó có một hình thức thể hiện bản chất và hình thái riêng. Trong khoảng 30 năm sau ngày đất nước thống nhất bước đường của cà phê đã có những bước tiến rõ rệt.
Bây giờ là thời kinh tế thị trường, nghề kinh doanh cà phê không còn ở giai đoạn cà phê Tàu ngồi chân trên chân dưới mà húp cà phê vớ trong chiếc đĩa sứ cũ kỷ hay kiểu cà phê lề đường tuy vui nhưng vi phạm luật giao thông lấn chiếm lòng lề đường.
Kinh doanh cà phê bây giờ phải có vốn hàng tỷ bạc. Vì nó không còn ở dạng Cafétéria nữa mà nó là Bar café, bề thế hơn, sang trọng hơn. Cơ ngơi kinh doanh mỗi nơi mỗi thể hiện một phong cách riêng để lưu giử một số khách hàng riêng.
Chỉ cần đến Bar café Gió Bắc, Ciao café, Window’s café, Spa café ở vòng quanh hồ Con Rùa thôi đủ thấy người kinh doanh phải bỏ ra một số tiền lớn cở nào để kinh doanh dịch vụ buôn bán món hàng đơn giản từ những hạt cà phê đen tuyền thơm ngát đó. Ngoài việc uống cà phê khách còn có thể nhăm nhi một ly Cocktail thấm mát đầu lưỡi hay một cốc rượu nhỏ Martell, Hennessy nồng nàn vào những buổi chiều. Cà phê Sàigòn TP.HCM bây giờ sang hơn, thời thượng hơn dành cho một thành phần của cư dân có thu nhập cao hơn.
Và bạn có bao giờ thử một buổi chiều đi vào một Bar café chưa? Đó sẽ là một không gian mát rượi chờ đón bạn. Gọi cà phê hay một cốc rượu nhỏ ngồi đó nghe tiếng nhạc nho nhỏ và bạn cũng chẳng cần nhìn ra khung cảnh bên ngoài làm chi. Ở đây có biết bao “cánh hoa” đẹp: các cô phục vụ bàn, các em PR và những người đẹp từ bốn phương trời ‘đáp nhẹ” về đây.

Cà phê và rượu sẽ còn phê hơn khi bạn sẽ mản nhản với những đôi chân dài chập chờn trong thứ ánh đèn mờ ảo như ru bạn vào những giấc mơ đến dại khờ… Giá cà phê ở những nơi nầy tất nhiên là hơi đắc, không biết vì tại chổ ngồi sang, vì cà phê sản xuất từ trên Sao Hỏa hay tại các chiếc áo lửng hai dây và những cái chân dài…

TRƯƠNG ĐẠM THUỶ
thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Rau Đắng Ngày Xưa

Bài gửi  thanh huyen Wed Jul 06, 2011 11:17 am

Miền Ký Ức! Raudang

PNO - Hồi ấy, tôi là thằng nhóc mới 12,13 tuổi học trường làng. Chiều đi học về, bỏ cặp là phóng ra ruộng hoặc ào xuống mương, không kéo lợp thì cũng thả câu, tát đìa bắt cá. Chẳng bao giờ phải về tay không, lúc cá rô, cá chạch, cá phi… khi mớ cua đồng, rổ hến cho chị Hai nấu cơm chiều. Nhưng hôm nào được con cá lóc đồng cỡ bắp vế thì chị Hai tôi nấu cháo rau đắng.

Vừa thấy tôi quăng con cá lóc bông mỏ nhọn hoắt xuống sân cái đạch là chị Hai lật đật xúc gạo bỏ vào nồi rang. Bí quyết khiến nồi cháo của chị nhuyễn nhừ là gạo có pha một chút nếp, rang vàng rồi mới nấu. Khi tôi đập đầu, mần xong con cá thì chị Hai tôi đã từ sau vườn ôm về rổ rau đắng đất, thứ rau mảnh mai mọc gốc rạ sau hè, lá mỏng tròn có màu xanh pha sắc tím chứ không phải loại rau đắng đồng xanh um bán đầy các chợ Sài Gòn bây giờ.

Chị Hai tôi lẹ lắm, bên này trên bếp trấu nồi cháo sôi ríu ríu, bên kia bếp củi chụm lên, chảo hành phi thơm nức mũi. Bỏ con cá đã ướp qua gia vị, tiêu xay vào nồi cháo đang sôi là chị Hai tôi rửa rau, cạo gừng, xắt hành lá... Cá vừa chín vớt ra dĩa bốc khói nghi ngút thì nồi cháo đã được bỏ nấm rơm, nêm nếm đầy đủ.
Tôi xắt trái ớt hiểm vào dĩa nước mắm ngon bày cạnh rổ rau đắng đất tươi rói. Tía tôi xoa hai chân sạch bụi rồi ngồi lên bộ ván, ông rót ly rượu đế nồng nàn hương gạo tợp một cái khà trước khi thưởng thức bộ đồ lòng - miếng ngon đệ nhất của con cá lóc đồng!

Nồi cháo chin nhừ phảng phất mùi tỏi phi, gừng xắt nhuyễn. Chị Hai bỏ rau đắng đất vào tô rồi múc cháo. Tôi húp từng muỗng cháo nóng hôi hổi, nghe vị thơm bùi của gạo, vị ngọt lịm của cá, vị nồng ấm của tiêu. Rau đắng đất chín tới nhai giòn ràu rạu, vừa nhân nhẫn vừa đăng đắng trên đầu lưỡi. Rồi gắp miếng cá lóc chấm vào dĩa nước mắm ớt hiểm sóng sánh. Cái ngọt thơm, săn chắc của con cá lóc đồng quê ngày xưa không con cá lóc nuôi nào ở Sài Gòn bây giờ sánh nổi…

Mặc cơn mưa chiều đổ ào ào ngoài sân, từng giọt mồ hôi tôi rơi trên trán, rớt xuống sống mũi theo từng muỗng cháo thơm nồng, phỏng lưỡi. Tía tôi nhấp thêm hớp rượu, mắt ngó mông lung ra màn mưa trắng xóa: “ Con Hai làm tao nhớ má bây quá ! Ngày xưa hồi còn bả, bả cũng thường nấu cháo rau đắng như vầy...”.

Sơn Tiến
Phụ Nữ Oline
thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Chợt Thèm Rau Đắng Nấu Canh...

Bài gửi  thanh huyen Wed Jul 06, 2011 11:39 am


Nhạc Bắc Sơn-Hương Lan trình bày.
Miền Ký Ức! Raung

Nếm một muỗng nước canh rau đắng đất: một vị đăng đắng thấm vào đầu lưỡi. Từ làn khói nóng bốc lên mùi vị của tình đất, tình làng khiến cho món canh ngon lành đến lạ. Đắng ở đầu lưỡi nhưng khi qua khỏi vòm họng lại đổi vị, nhẩn nhẩn, rồi càng lúc vị ngọt lành, thanh mạch lan ra. Với riêng tôi, vị ngọt ấy có lẽ sẽ theo tôi suốt trọn một đời. Bởi vị ngọt ấy không chỉ từ rau đắng đất, cá rô đồng mà còn từ dòng nước sông quê, từ những nỗi nhọc nhằn, gian truân của cha mẹ và anh chị em tôi ngày trước...

Tuổi thơ tôi lớn lên trên những cánh đồng, những rẫy khóm ngút ngàn trái chín và những rặng bần ngan ngát hương đưa. Tuổi thơ tôi còn lớn lên từ những nồi canh rau đắng cá rô đồng bên chái bếp hun khói cay nồng. Nồi canh ấy phải nấu bằng loại rau đắng đất thì mới cảm hết cái vị đậm đà của hương quê!

Ngày xưa, ở quê tôi, theo vụ mùa thì thu hoạch lúa xong mới ăn Tết. Ăn Tết xong, gia đình chúng tôi cùng ra đồng, lấy rơm rải đều ra khắp mặt ruộng rồi châm lửa đốt rơm. Những tro rơm chính là loại “phân sạch” giúp vụ mùa sau cây lúa sẽ mau chóng tốt tươi. Sau đó, những hạt rau đắng ẩn mình trong đất có dịp nảy nở, sinh sôi. Khác với loại rau đắng biển lá dày, màu xanh mướt thường có mặt trên bàn ăn của các nhà hàng, quán ăn, rau đắng đất có thân dây, mềm, mọc tỏa sát mặt đất. Rễ rau đắng nhỏ, trắng ngần; từng chiếc lá mọc so le nhỏ nhắn, mỏng manh. Rau bung nở những chùm hoa phớt tím li ti như điểm tô cho sắc màu đồng ruộng.

Mẹ thường dẫn tôi ra ruộng với chiếc rổ tre trên tay để đi hái rau đắng đất. Rị mọ tìm kiếm lặt từng cọng rau trên mặt ruộng, mẹ nhắc tôi đi thật khẽ, tìm kỹ. Nhưng hễ thấy tụi bạn chơi “giựt cờ”, “cú bắt chốn”, “u hơi”, “u hấp”... là tôi lại hối mẹ nhanh về. Mẹ tôi hiền hậu nói: “Làm gì cũng phải nhẫn nại, cần cù. Có chắt chiu từng cọng rau, con cá mới thấy giá trị cuộc sống”.

Nhiều người nói ăn rau đắng phải ăn cả phần rễ mới ngon, nhưng mẹ tôi thì không. Mẹ nói, hái kiểu đó thì lấy gì mà ăn nữa, làm gì cũng phải tính tới sau này. Thế đó, mỗi sản vật quê nhà đều đọng lại những bài học ngàn vàng mà cha mẹ đã dạy dỗ tôi.


Rau đắng đất là loại cây thân thảo, nhỏ bằng que tăm, mọc bò dưới đất trong vườn nhà hay bờ ruộng. Lá rau đắng đất giống những chiếc lông chim màu xanh lục, bé bằng móng tay út, mọc từng đôi quanh thân cây.

Mẹ con tôi đem rau đắng về cũng là lúc chị Ba vừa làm xong mấy con cá rô mà cha tôi giăng lưới tối hôm qua. Chị Tư bắc nồi nước cũng vừa sôi. Mẹ cho cá rô vào nồi, chờ cho cá chín tới, mẹ nêm nếm thật vừa ăn. Cuối cùng là mẹ thả mớ rau đắng đã rửa sạch vào nồi. Mẹ nói, thả rau vào sau để rau vừa chín tới, vừa giòn lại thơm. Cái hương rau đắng thoang thoảng, nồng lên trong khói bếp lam chiều của mái ấm bên bờ kinh xáng thật đầm ấm biết bao. Cơm vừa dọn lên bộ ngựa là tôi xuýt xoa, thèm thuồng khiến cả nhà ai cũng phải cười ran. Nhà có hai công đất trồng lúa một bụi nhưng cha tôi đem bán để xoay xở chuyện gia đình, mua lại gạo Hầm Trâu - loại gạo cứng cơm nhưng nở nồi - về ăn. Dù vậy cả nhà tôi vẫn ăn rất ngon lành. Nếm một muỗng nước canh rau đắng đất: một vị đăng đắng thấm vào đầu lưỡi. Từ làn khói nóng bốc lên mùi vị của tình đất, tình làng khiến cho món canh ngon lành đến lạ. Đắng ở đầu lưỡi nhưng khi qua khỏi vòm họng lại đổi vị, nhẩn nhẩn, rồi càng lúc vị ngọt lành, thanh mạch lan ra. Với riêng tôi, vị ngọt ấy có lẽ sẽ theo tôi suốt trọn một đời. Bởi vị ngọt ấy không chỉ từ rau đắng đất, cá rô đồng mà còn từ dòng nước sông quê, từ những nỗi nhọc nhằn, gian truân của cha mẹ và anh chị em tôi ngày trước...

Thấy rau ngon, canh ngọt, nhiều lúc tôi “đề xuất” với mẹ sao không bứng về vườn rau sau nhà mà trồng để ăn được cả năm? Mẹ tôi nhìn đám rau đắng đang cựa mình ban sớm với những giọt sương mai lóng lánh mà nói: “Cái thứ rau dân dã này vậy mà kiêu kỳ thấy sợ. Sống nơi đất nẻ, khô cằn, không ai chăm sóc mà tốt tươi, xanh rờn. Vậy mà bứng về trồng lại èo uột rồi chết hết. Thôi, chắc tại nó ưa thiên nhiên, thích chí tang bồng, sống đời phiêu bạt”.

Giờ, những kỷ niệm đó đã dần trôi theo dòng nhớ. Nhớ lời mẹ, nhiều lúc tôi tự hỏi mình có như những đám rau đắng đất không mà cũng sống đời phiêu bạt, năm thuở mười thì mới về thăm mẹ đôi lần. Để rồi những lúc ngẫm nghĩ, nỗi nhớ lại ùa về, cồn cào như chân vừa đạp phải bụi rau đắng đất ở ruộng vậy.

Có dịp về quê, nhâm nhi ly rượu với chú Hai của tôi mà lòng cứ bồn chồn: “Đôi chân yếu vậy chứ mùa rau đắng đất này mẹ lại ra đồng cho coi! Mẹ vốn coi ruộng đồng là gan ruột, thì đâu dễ bỏ những nếp quê - đã ăn sâu vào tiềm thức!”. Bên kia con kinh, tiếng bà mẹ nào ru con thật nao nao:

“Ầu.. ơ...
Canh rau đắng cá rô đồng,
Nồi cơm mẹ nấu thơm nồng ban trưa...”
Hỡi ơi! Món nợ với đất quê, đời người mấy ai trả nổi?


ĐẶNG DUY KHÔI(mientay.net)

thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Nhớ Cua Đồng!

Bài gửi  thanh huyen Fri Jul 08, 2011 8:07 am

Miền Ký Ức! CuaDong2

PNO - Mùa mưa đến, không khí hạ nhiệt, cây cối tốt tươi. Đây cũng là mùa của những món ăn đặc trưng miền quê khó quên. Những lúc vào mùa này, lòng chợt nao nao nhớ món canh cua đồng.

Cua đồng, tên gọi nghe mùi đồng ruộng bùn đất, nhưng khi mùa mưa đến lại béo ngon, thịt ngọt, khiến cho món canh ngày hè mẹ nấu vừa thơm ngon lại vừa mát lòng. Trẻ con thành phố thì chẳng khi nào có dịp dang nắng bắt cua, mò ốc như con nít nông thôn. Mà ngày nay, cảnh một đứa bé đen nhẻm đi bắt cua trong trời mưa lâm thâm lại càng hiếm hơn.

Cua đồng sống trong hang, rải rác trên đồng lúa. Hang cua nằm ven theo chân bờ ruộng, miệng hang tròn, có hang sâu ba, bốn tấc. Mưa xuống, ngay đến những con cua đồng bình thường trời khô thì nhỏ xíu, gặp mùa mưa cũng béo tốt hẳn lên.

Những con cua đực to hơn (còn gọi là cua càng), màu nâu hay đen sẫm, lúc nào cũng nhăm nhăm giơ cái càng to để cắp bất cứ ai. Cua cái nhỏ hơn, màu vàng xỉn. Vào mùa mưa, cua cái nhiều hơn vì đây là mùa đẻ trứng.

Thú vui của trẻ con là đội nắng, đội mưa đi bắt cua. Đứa nào tay nghề “xịn” thì chẳng mấy chốc đã nghe tiếng rạo rạo của đám cua đồng ngon béo trong cái giỏ tre đan.

Tuổi thơ tôi nhớ nhất là những ngày hè mẹ hay đi chợ mua cua. Lúc ấy, cua còn được cột thành một xâu bằng dây chuối, mấy con cua đực hiếu chiến chỉ chực tôi sơ suất là cắp ngay lấy ngón tay, đau điếng.

Làm cua cũng phải biết cách: cắt dây chuối thả cua vào chậu nước, dùng đũa quậy tròn lũ cua trong chậu cho sạch đất. Ngâm cua trong nước rồi rửa sạch, phải tách mai ra khỏi thân cua, để riêng phần mai để lấy màu cua. Phải cẩn thận và khéo léo cầm ngang mình con cua, nắm chặt mai là “anh chàng” cua đực lúc này chỉ còn giương càng bất lực.

Khi mua cua, mẹ chọn cua đực vì thịt dai, ngọt, còn cua cái đôi khi bụng đầy trứng hay cua con, được ít thịt hơn. Giã cua cũng phải có kỹ thuật: cầm chày phải hơi chéo, hướng chày ra ngoài để khi giã, thịt cua không bắn vào người. Cho thêm một chút muối khi giã để thịt cua dẻo và ít bắn hơn.

Thành quả của công sức làm cua là nồi canh cua vừa xanh rau, vừa có chút màu vàng của gạch cua được phi với hành, mùi thơm khó tả. Lệ thường người ta hay nấu canh cua rau đay, nhưng tôi lại chỉ thích món canh cua nấu với rau cải xanh non, vị canh vừa ngọt lại vừa hơi nhẫn của cải xanh rất khó quên.

Cua đồng ngoài nấu canh rau còn có món giấm cua: cua nấu canh, cho thêm chút mẻ cho có vị chua thanh thanh, thích thì thêm cà chua, ăn với bún và rau sống. Món bún riêu cũng tương tự như thế, nhưng với mẹ tôi, nấu giấm cua là đặc trưng của người Bắc.

Miền Trung thì có món mắm cua, mà xét theo công thức thì món mắm cua tươi cũng gần giống món giấm cua hay riêu cua của miền Bắc. Món ăn dân dã, nhưng cũng đòi hỏi phải đúng vị. Ăn kèm món mắm cua tươi phải là rau chuối, mà phải là thân cây chuối chát chưa trổ buồng mới ngon.

Ngoài ra, còn có món mắm cua chua, hay đơn giản hơn là món cua rang. Phải lột mai, ngắt chân, bỏ càng, giã thêm gừng tươi, ướp vào chút muối, sau đó phi hành cho thơm rồi đổ cua vào rang. Món ăn vừa thơm, vừa béo, ăn kèm rau sống vườn nhà thì còn gì bằng.

Ngày nay có biết bao món ngon được chế biến từ cua đồng, nhưng ít ai chịu bỏ thời gian ngồi cặm cụi giã cua, vì ra chợ là đã có ngay cua xay sẵn. Nhưng, nếu chỉ thế thì sau này biết lấy gì mà nhớ, biết lấy gì mà hồi tưởng và lại thấy thèm món canh cua đồng mỗi mùa mưa đến?

Nguyệt Minh

Nhiều người nói món ăn từ cua đồng cũng chỉ là quà quê, nhưng quà quê này lại nặng tình đậm nghĩa…


thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty MÙA BÔNG ĐIÊN ĐIỂN..........

Bài gửi  6hau6 Mon Jul 11, 2011 4:25 am

Những người lớn lên tại thành phố chắc hẳn đã nhiều lần được nghe đến bông điên điển qua thơ văn và âm nhạc nhưng dể có mấy người đã thực sư biết đến loài hoa này, loài hoa đã gắn liền với cuộc sống chơn chất của người miền tây nam bộ.....

Miền Ký Ức! Bongdd

Bầu trời Sài Gòn âm u, mưa sầm sập sầm sập từng cơn khiến cho phố phường ngập nước. Tôi trùm chiếc áo mưa cánh dơi, xắn cao ống quần lội nước bì bõm ngoài đường, gió giật mạnh tung cả chiếc áo mưa, từng giọt mưa lạnh quất mạnh vào đôi chân trần, khiến tôi nhớ về những ngày thơ ấu ở nhà quê. Những ngày mùa mưa lạnh và đói, nhưng cả xóm cả làng, từ người lớn đến trẻ nhỏ, cùng nhau phơi mình dưới cơn mưa lạnh kiếm cái ăn. Mùa mưa tuy ướt át, lạnh lẽo (thiếu quần áo mặc) nhưng vẫn vui hơn vì nước tràn ngập đầy ao hồ, đồng ruộng, con cá, con tôm, con cua từ đâu kéo về nhiều hơn, rau cỏ mọc lên xanh tươi mơn mởn, nghĩa là cái bụng được no hơn, ít sôi ruột hơn nên đêm ngủ cũng ngon hơn.

Nếu người miền Bắc có câu “Núp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân” để chỉ các quý vị đã “rửa chân lên bàn thờ ngồi” thì người miền Nam cũng có câu “ăn bông, uống nước, hửi nhang”. Tuy nhiên, không phải nói để cho vui, thực tế người miền Nam vẫn “ăn bông” và còn ăn nhiều nữa. Bông súng, bông so đũa, bông bầu, bông bí, bông mướp, bông điên điển... là những thứ bông nhìn ngắm cũng đẹp mắt mà ăn lại cũng rất ngon.

Cây điên điển có thân xốp, nhẹ, thường dùng để làm đế giày, nút chai. Lá kép nhỏ mọc thành đôi như lông chim. Điên điển mọc hoang chớ không ai trồng cả.

Quê tôi không có mùa nước nổi như miệt Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, nhưng ao đìa nhiều vô số kể, ruộng đồng thì “chó chạy cong đuôi, cò bay thẳng cánh”. Mùa mưa đến, tất cả đều ngập tràn thứ nước ngọt mát lạnh từ trời ban xuống. Những cây điên điển chết héo trên bờ kênh, sông, rạch, ruộng, ao, đìa... bỗng nhiên xanh um trở lại, vài tháng sau, điên điển trổ đầy bông vàng rực lấp lánh màu nắng ấm phương Nam.

Miền Ký Ức! Bongdd1
(bông điên điển)

Đó cũng là những ngày vui của dân quê. Chỗ nào nước sâu người ta chống xuồng ba lá đi hái bông điên điển, chỗ nào nước cạn, có bờ bao thì cứ bưng rổ, xách thúng đi bộ mà hái bông đầy thúng đầy rổ đem về. Nhà nào thiếu gạo, cứ nấu cháo lỏng nhận bông điên điển vô nồi cháo ăn cũng chống được cơn đói trong khi chờ mùa gặt tới. Nếu hái được nhiều bông, người ta đem ra chợ bán bông tươi, hoặc muối chua rồi mới bán. Món bông điên điển muối chua này người ta kêu là dưa điên điển.

Làm dưa điên điển nghe qua thì thấy cũng dễ lắm, nhưng bắt tay vào làm mới thấy khó. Chỉ cần lặt rửa sạch bông, để ráo nước rồi ngâm bông với giá đậu xanh sống trong nước vo gạo lắng trong có pha chút muối trong cái khạp hay vịm sành da lươn, đậy lá chuối hoặc lá môn, ủ kín chừng ba ngày sau là ăn được. Dưa có mùi vị vừa chua, vừa giòn, vừa đăng đắng, chấm với món cá kho, thịt kho hay nước hắc xì dầu giằm ớt ăn đều ngon miệng. Tỷ lệ bao nhiêu nước, muối tùy thuộc vào kinh nghiệm người làm, muối nhiều quá thì bông bị mặn mà không chua, muối ít quá thì bông sẽ bị thúi. Người dân quê làm bất cứ món gì đều cân lượng theo kiểu áng chừng, đo lường bằng mắt hay bằng nắm tay, ngón tay, mà đâu có tay ai giống tay ai, nên khó “truyền thụ bí kíp” là ở chỗ đó.

Ở những vùng có mùa nước nổi, nước dâng cao làm “rừng” điên điển trĩu nặng bông chìm hết phần thân cây dưới mặt nước, chỉ còn bông ở trên phất phơi theo gió và bắt đầu rơi rụng. Bông rụng nhiều đến nỗi từng dề, từng dề bông nổi lềnh bềnh trên mặt nước, theo chiều gió thổi, bông tấp vào bờ sông, bờ đìa, bông bềnh bồng, dập dềnh trên sóng nước. Người đi hái bông điên điển cứ vậy mà lấy rổ vớt từng dề bông ấy đem về làm dưa chua. Miền Tây có câu: “Lục bình bông trắng, điên điển bông vàng/ Điên điển mọc ở đất làng/ Lục bình trôi nổi như chàng hát rong”, “Canh chua điên điển cá linh/ Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon” là vậy.


Miền Ký Ức! Bongdd2
( hái bông điên điển)

Dân quê còn dùng bông điên điển ăn sống kèm với rau ghém, rau thơm. Bông để ăn sống là loại “bông Nhứt” được hái tươi roi rói từ trên cây, không bị thấm nước như loại bông rụng dưới nước. Bún nước lèo (bún mắm) mà có rau sống là bông điên điển ăn kèm thì mùi vị giòn ngon, lạ miệng tuyệt vời, không thể so sánh với bất cứ thứ rau nào.

Nếu ăn sống không hết, người ta đem bông xào tôm, xào tép hoặc nấu canh chua. Bây giờ, các quán bánh xèo miền Tây đến mùa bông điên điển cũng thêm bông vào mâm rau sống để “dụ khị” khách hàng. Ăn bánh xèo miền Tây mà thiếu bông điên điển là một điều đáng tiếc, coi như chưa thưởng thức được hết trọn vẹn hương vị đặc sắc của món ăn dân dã miệt vườn này!

Nấu canh chua bông điên điển cũng giống như nấu canh chua bông so đũa hay bông súng. Bông điên điển thường được nấu canh chua với tép lột, cá đồng, dẫn vị chua bằng vị chua ngọt dịu, thơm nồng của tô cơm mẻ. Canh chua bông điên điển thuần nhất chỉ bông điên điển, điểm một chút ngò xanh xanh, nhìn vào tô canh đẹp lôi cuốn, hấp dẫn khẩu vị lạ lùng.

Giống như các món canh chua miền Tây khác, canh chua bông điên điển được ăn với nồi kho quẹt, cá (thịt) kho nước, cá nục muối chiên giòn, mắm chưng, cá mặn chưng hay cá khô nướng trên lửa than đước bay mùi thơm phức. Mùa mưa, trời lạnh mà được ngồi trong căn nhà lá ấm áp, ăn cơm nóng với canh chua bông điên điển cùng các món mặn dân dã ở trên thì “khô lân chả phụng” chưa chắc đã ngon hơn được mâm cơm bông điên điển của bác nông dân miền Tây này. Nếu còn có thêm cái máy cassette để mở đĩa nghe ca sĩ Phi Nhung cất giọng ngọt ngào, da diết: “Em đi lấy chồng về nơi xứ xa/ Đêm ru điệu hát câu hò trên môi/

Miền Tây xanh sắc mây trời/ Phù sa nước nổi người ơi đừng về!/ Với màu điên điển say mê/ vàng trong ánh mắt vỗ về gót chân./ Trót thương tình nghĩa vợ chồng/ Nên bông điên điển nở cho lòng vấn vương/ Tình thương em khó mà lường.... Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa/ Giờ đây nhớ mẹ thương cha/ Còn đâu mà thong thả đi về nhà thăm/ Xa xăm nơi chốn bưng biền/ Ăn bông mà điên điển/ Nghiêng mình nhớ đất quê... Hò ơ, ơi hò! Chồng xa em khó mà dzề...” thì ai lòng sắt dạ đá đến mấy cũng phải mềm nhũn như chuối xiêm chín rục.

Hiện nay, bông điên điển tươi ở quê tôi bán lên xuống trong khoảng 50-55 ngàn đồng/ký, còn làm dưa chua bán giá cũng tương đương, có lúc rẻ hơn giá bán bông tươi. Có người lấy làm lạ, không hiểu tại sao bông điên điển đem làm dưa chua, mất thêm công mà bán giá sêm sêm với bông tươi. Là vì bông tươi là bông được hái trên cây, bông làm dưa là bông rụng vớt dưới nước. Khi làm dưa thì bông thấm nước muối cân nặng ký, lại được trộn thêm giá đậu xanh (rẻ tiền hơn). Một ký dưa chua vắt khô nước còn có chút xíu bông, nên bán tuy bằng (hoặc thấp hơn) giá bông tươi, nhiều khi đo đếm lại vẫn thấy mắc hơn là mua bông tươi về tự muối chua.

Miền Ký Ức! Bongdd3
(bông điên điển xào tôm)

Ngoại thành Sài Gòn cũng có ruộng, có ao, nhưng lạ là bông điên điển hầu như không thấy mọc ở khu vực quanh đất Sài Gòn. Không thấy người ta chở bông điên điển lên các chợ Sài Gòn bán. Người Sài Gòn muốn thưởng thức món bông điên điển thì phải đợi mùa nước nổi, về miền Tây mới có mà ăn.

Tạ phong Tần

Nguồn: World press.com

6hau6
6hau6
71CKO
71CKO

Tổng số bài gửi : 296
Join date : 10/06/2011
Đến từ : USA

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty MONG MƯA

Bài gửi  thanh huyen Wed Jul 13, 2011 4:11 am

Phải sau chừng 1, 2 cơn mưa đầu mùa, nơi các ụ rơm mới bắt đầu có nấm. Thích nhất là những đêm mưa dầm, sáng ra tôi sẽ cố dậy thật sớm khi trời chỉ vừa hửng, chiếc rổ cặp nách, cùng chúng bạn đi hái nấm rơm...

Khi mưa đã vào hẳn mùa, đã thành thường nhật thì người ta bắt đầu cảm thấy khó chịu với mưa. Nhưng khi không khí còn đang oi nồng, chỉ một cái sầm mặt của ông trời, người ta đã cảm thấy háo hức, ngước nhìn trời mà cứ mong mưa tới. Lạ, mưa luôn gợi cảm giác nao nao buồn buồn, nhất là mưa đầu mùa. Những mảng ký ức cũng thường cùng nhau ùa về theo mưa. Với tôi, mùa mưa luôn gắn liền với những buổi đi lùng hái nấm. Quê tôi nấm mọc nhiều. Có nấm mèo đen, nấm mèo trắng mọc trên những gốc cây khô. Nấm gỗ như một chiếc tai mọc ra từ một cây cừ chắn mương, cùng màu bạc thếch và cùng cứng như gỗ. Có những loại nấm lạ, chỉ mọc lên vừa cao bằng ngón tay là xèo đi nhanh chóng. Nhưng nhiều và hữu dụng nhất là nấm rơm. Cũng chỉ vì nấm rơm mới chế biến được nhiều món ngon hợp khẩu vị tôi. Các loại nấm khác hoặc không ăn được, hoặc - theo tôi - nhạt lách và vô vị, như nấm mèo. Còn nấm rơm, ngay từ mùi hương đã quyến rũ, lôi cuốn và dẫn dụ khiến tôi mê mẩn, sẵn sàng dậy từ sớm tinh mơ để đi hái tranh với chúng bạn.

Quê tôi ngày ấy, hầu như nhà nào cũng có một “cây rơm”. Vào mùa gặt, người ta đem máy tuốt lúa đến từng nhà cho thuê. Lúa gặt đến đâu sắp thành từng bó gọn gàng đến đấy. Cho lúa vào máy tuốt, một đầu máy sẽ chảy ra hàng dòng thóc chắc mẩy, đầu kia, rơm được phóng thành hình vòng cung vút lên cao rồi rơi xuống một góc sân. Những sợi rơm vàng óng cứ thế chồng lên nhau, nhanh chóng tạo thành một ụ lừng lững. Đó là nguồn chất đốt cho người, nguồn cỏ khô dồi dào cho gia súc và là “căn cứ địa” cho bao trò chơi thuở ấu thơ của chúng tôi.

Phải sau chừng 1, 2 cơn mưa đầu mùa, nơi các ụ rơm mới bắt đầu có nấm. Thích nhất là những đêm mưa dầm, sáng ra tôi sẽ cố dậy thật sớm khi trời chỉ vừa hửng, chiếc rổ cặp nách, cùng chúng bạn đi hái nấm rơm. Mùi rơm mục ngai ngái, mùi ẩm ướt của nước mưa, mùi hương thanh khiết của cây lá qua một đêm tắm gội làm tôi tỉnh hẳn. Tôi thường bắt đầu bằng ụ rơm nhà mình, lần tìm nơi gốc cây rơm. Những búp nấm xinh xắn màu đen mốc nhú lên từ những sợi rơm mục vàng nâu, chỉ kéo nhẹ là hái được. Nấm đã nhú đầu thì tương đối “lớn tuổi” nên chỉ ít lâu sau là nở bung, mất ngọt. Thế nên phải tinh mắt và có kinh nghiệm, “có tay hái nấm” thì mới tìm được những búp nấm còn núp sâu dưới lớp rơm mục. Nấm loại này còn búp nhiều, chắc và ngọt, rất lâu nở.

Hái nấm phải đi từ sớm, tốt nhất là trước 6 giờ sáng, vì khi nắng tràn xuống những ụ rơm, nấm sẽ nhanh chóng trồi lên và nở bét. Chiếc nấm rơm nở trông như chiếc dù tí hon, rất xinh nhưng ăn không ngon bằng nấm búp. Nấm thường mọc theo từng cụm, mỗi chiếc nấm búp to lắm cũng chỉ bằng đầu ngón chân cái, còn lại thường là những búp nấm nhỏ hơn mọc xung quanh. Sau này sống ở Sài Gòn tôi mới biết có loại nấm rơm trắng trồng từ mạt cưa, nấm rơm đen trồng chính gốc từ rơm, chứ trước kia nấm ở quê tôi luôn mọc tự nhiên, không trồng và cũng chỉ mọc từ rơm nên tuyền một loại nấm màu đen mốc, ngọt, dai và thơm.

Ai chưa từng ngửi qua mùi thơm thực thụ của nấm rơm tự nhiên, kể như chưa biết đến hương vị nấm rơm thực sự. Đó là thứ mùi vị tuyệt vời, là chắt lọc tinh túy mùi hương thanh khiết của những giọt mưa, mùi của lá khô, của rơm mục, của đất ẩm. Nó dìu dịu chứ không nồng, nhưng đậm đà hơn gấp chục lần so với mùi hương của nấm rơm “nhân tạo”.

Ngày nay ở thành phố không thiếu nấm rơm, nhưng tôi không sao tìm được thứ nấm rơm tự nhiên với mùi hương dân dã mà thanh thoát như thuở nào.
Ngoài niềm vui được hít căng lồng ngực cái không khí thoáng đãng sau mưa, tôi còn được hưởng sự thích thú khi nhìn rổ nấm đầy lên từng chút một, và tràn đầy cảm giác tự hào vì thấy mình có ích khi đưa rổ nấm cho bà ngoại. Bà tôi có thật nhiều món ngon làm từ nấm.
Món tôi mê mẩn nhất lúc còn nhỏ xíu là nấm chiên trứng. Đơn giản vì tôi thích nấm và cũng thích trứng, thế thôi, chứ ngẫm lại món ăn cũng không có gì đặc biệt. Đó là khi rổ nấm chỉ được chừng một nửa, nấm ít, bà tôi mới đem chiên cùng trứng, hoặc hái quả mướp hương ngoài vườn vào để có tô mướp hương xào nấm ngọt lừ. Vị ngọt của mướp đã tuyệt, thêm vị ngọt của nấm rơm mới hái thì đậm đà không gì sánh bằng. Nấu món này chỉ cần nêm thêm chút muối là được, đừng dại dột nêm đường hay bột ngọt mà hỏng vị.

Có khi bà sai tôi ra vườn hái thêm tập tàng về nấu canh nấm. Tập tàng sau mưa cũng xanh mơn mởn, hòa cùng vị nấm tươi thì ngọt không kém mướp xào nấm. Giữa bao nhiêu loại rau, ăn lẫn một búp nấm thấy khác hẳn. Nấm dai mà giòn sừn sựt, cắn búp nấm nghe một tiếng “bụp” và thưởng thức vị ngọt ứa ra từ mũ nấm. Ăn món này nồi cơm mau hết, vì món ngon lại dễ lùa. Nhưng đến lúc lớn thì tôi “kết” nhất món nấm rơm nướng lá nghệ. Món này thuở nhỏ tôi không thích, vì mùi lá nghệ hăng hăng tôi dùng không quen. Nhưng đến khi ăn được rồi thì đâm “ghiền”. Chỉ những khi rổ nấm thật đầy và nhiều nấm to, bà tôi mới làm món nấm nướng nghệ. Nấm chẻ đôi nhưng vẫn để dính một đầu, rồi nêm thêm chút muối tiêu, thoa chút mỡ hành, hái nắm lá nghệ non có màu xanh nõn, gói lại rồi nướng trên bếp than hoa. Chỉ vậy thôi mà ăn vào thấy như tâm hồn bay bổng, mùi lá nghệ thơm nức hòa cùng mùi thơm ngọt ngào của nấm rơm tươi, như thể mùi vườn tược quyện cùng mùi rơm đồng áng, ngon ngất ngây!

Tất cả đều là những món ăn rất bình dị có sẵn, không cần đi chợ xa, và tôi sung sướng cảm nhận niềm vui được cả nhà khen ngoan, giỏi, được nhìn mọi người gật gù thưởng thức “thành quả” mà quên mất nỗi khổ phải dậy từ khi gà gáy, lần mò theo những ụ rơm và đôi khi còn bị mò gà (*) bám quanh lưng quần, cắn đỏ lựng một đường tròn giáp vòng. Tôi quên hết, chỉ còn lặng yên thưởng thức tài nấu ăn của bà tôi, tài hái nấm của… tôi và lại mong những cơn mưa dầm ban đêm…

Yên Nghi

______________________________________
(*) mò gà: loài côn trùng nhỏ bằng đầu kim, sống ký sinh trên gà nên rất hay có ở những đống rơm, nơi gà quanh quẩn tìm thóc.

Rau tập tàng - Món ăn dân dã xưa và nay

Miền Ký Ức! Rautaptang

Rau là món ăn dân dã gắn liền với đời sống người Việt. Tục ngữ có câu "đói ăn rau, đau uống thuốc" mang hàm ý chân thật và sâu sắc về cuộc sống mà bao thế hệ đã trải qua. Trong nét bình dị của nông thôn, rau tập tàng thấm vào máu thịt dân quê từ xưa cho đến bây giờ, như một nhu cầu và nỗi nhớ.

Rau tập tàng có nguồn gốc dân gian, thông qua kinh nghiệm con người lựa chọn thức ăn. Và có lẽ từ sự trải nghiệm đó mà giá trị thực phẩm của đĩa rau tập tàng trong bữa ăn khá lớn. Tuỳ theo mỗi vùng miền, tên gọi từng loại rau có khác nhau. Nhưng chung lại rau tập tàng gồm các loại cây thân thảo như mè đất, đầu riều, ngắt ngo, bồ hôi, dền, thài lài, rau sam... và đọt non cây thân mộc cỡ nhỏ như sọng, càng cua, hay thân dây như cây sưng... Mỗi loại cây có mùi vị riêng, nhưng khi luộc chung qua nước sôi đến độ chín, rồi chấm với mắm cái, mắm nêm, mắm nước giã gừng tươi, ớt, tỏi hay xì dầu và trứng luộc sẽ thành món ăn ngon, hương vị đậm đà đặc biệt. Về tính dược, rau bồ hôi chữa đau đầu viêm xoang; rau sam chữa lị và giun sán; mè đất, thài lài, tầm sọng, dền giải độc, kháng viêm; đầu riều, ngắt ngo, sưng, gừng bình ổn tì vị, chữa ngộ độc thức ăn do cá, cua... Thế mới thấy giá trị dinh dưỡng của món rau tập tàng phổ biến nơi làng quê Việt Nam, một bài thuốc tồn tại qua bao năm tháng.

Rau tập tàng ngon nhất vào mùa mưa, bởi nó gồm những loài cây mọc hoang, không ai chăm bón, tưới tiêu; khi trời khô hạn cây thiếu nước, đọt và lá cây vị đắng, rau không ngon. Mùa nắng, bí, mướp, rau muống, cà... được chăm bón tha hồ phát triển, cung cấp đầy đủ thực phẩm xanh cho bữa ăn mọi gia đình. Nhưng rồi mùa đông kéo đến, lũ lụt tràn về, các loại rau mùa khô trở nên khan hiếm. Lúc này rau tập tàng lặng lẽ nảy chồi non cung ứng cho dân quê dưỡng chất chống chọi qua những ngày gió rét. Bởi thế rau tập tàng chẳng những ngon từ hương vị tự nhiên, mà còn ngon tự đáy lòng những ai từng ăn và hiểu nó như hiểu nỗi niềm quê hương xứ sở.

Dường như phụ nữ quê nào cũng biết hái rau tập tàng, nhưng người giàu kinh nghiệm thì chọn rau ngon hơn. Do rau mọc hoang khắp nơi, nên muốn có đĩa rau ngon thì mẹ già hay chị gái phải lặn lội trong vườn, ngoài gò, tìm trên bụi cao hay bên bờ đất thấp để hái. Nhớ chiều đông rét mướt, trong gian nhà tranh đơn sơ, thân thuộc, gia đình quây quần bên bếp lửa hồng cháy đỏ bập bùng, bữa ăn đạm bạc rau tập tàng với cơm độn sắn khoai từng nâng đỡ cuộc sống đồng quê những khi cơ hàn nhất


http://kynhongmientrung.blogspot.com/2009/11/rau-tap-tang-mon-dan-da-xua-va-nay.html

thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Dưa Cà Mắm Tép Quê Mẹ!

Bài gửi  thanh huyen Sun Jul 17, 2011 1:25 am

Miền Ký Ức! Duaca Miền Ký Ức! MAMTEP-THITLUOC

Có lẽ bao nhiêu nước mưa mặn một đời mẹ tần tảo nuôi con trên trời đều đổ dồn xuống mái nhà nhỏ bé này. Mưa rào xối xả dưới mái hiên. Bên ngoài trời đất mù mịt, u ám. Cố căng mắt mà chẳng nhìn thấy gì. Giữa màn nước trắng đục như vừa chợt thấy bóng mẹ ngày xưa vẫn đứng đó...
Tay mẹ xanh gầy cầm bát cơm hứng dưới giọt gianh. Nước mưa trong vắt và lạnh. Hạt cơm thì đỏ quạch. Mấy quả cà trắng cứ lập lờ nổi lên, chìm xuống như đời mẹ. Cả đời mẹ quanh quẩn chỉ có cơm cà chan nước mưa, nước vối. Bây giờ được no đủ thì mẹ đã khuất xa...


Quả cà nho nhỏ lăn theo gót chân

Vào cữ nắng hè ong ong, ủ lửa là lúc nắng già. Ngoài trời, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt hoa cả mắt. Người ta bảo đấy là "hoa nắng". Trời đứng gió, lá cây lặng ngắt. Nắng đổ lửa thế cà sai quả lắm. Quả cà nho nhỏ thu hết nắng vào trong. Quả nào quả nấy tròn vo, da căng bóng. Trong bấy nhiêu loại cà, mẹ chỉ kén cà xứ Thanh. Là vì quả vừa phải, trăm quả đều tăm tắp như những viên cuội. Cùi thì dầy mà ruột lại ít hạt.
Từ sáng sớm mẹ đã trở dậy, lập cập cắp thúng ra chợ. Tại đấy, người nhà quê ngược tàu mang về chẳng thiếu thứ gì. Nào khoai sọ, khoai lang, cà pháo, cà bát và cơ man là đỗ. Theo chân mẹ mỏi chân khắp chợ may ra mới mua được mẻ cà vừa ý. Đến xế chiều, nắng xiên khoai lọt qua dàn thiên lý, mát hẳn. Từng chùm hoa chín vàng, thoang thoảng mà lại thơm lâu. Mẹ nhẩn nha pha một ấm chè đặc, hai mẹ con cặm cụi cắt cà. Dao phải sắc như dao cau mới không "ăn" vào thịt cà. Như thế thì nén cà mới không bị ủng, không kháng. Vại muối cà phải là sành Hương Canh, đen nhánh, đanh lì. Qua mỗi mùa hè muối cả chục mẻ nên lớp vỏ sành đã thấm ngấm mấy lần nước muối mặn. Chẳng khác gì ấm pha trà ngấm dầy cao chè. Đá nén cũng phải kén đá cuội to, trơ lì và nhẵn thín.
Nước muối mặn mấy cũng không thể ngấm vào. Các loại đá khác khi ngập chìm trong nước muối sẽ thôi ngấm ra, nước đục là cà có vị ngái. Ngay đến vỉ nén cũng phải đan bằng giang đã ngâm kỹ, gác trên gác bếp cho ngấm bồ hóng. Kỹ lưỡng đến thế rồi mẹ mới rải từng lớp cà. Cứ một lớp lại quải đều một lớp muối trắng. Nước đổ vừa xâm xấp mặt cà rồi thả dăm nhát giềng. Xong xuôi đặt vỉ, nén rõ chặt. Mẹ dặn, cứ vài ngày phải xem nước có ngót không. Cốt sao lúc nào cà cũng phải ngập nước. Đến khi vớt ra, để bao lâu cà vẫn trắng phau, không bị thâm tái...
Trong bếp có vại cà, cả nhà đủ sống qua ba tháng hè. Rau đay, rau ngót cũng một tay mẹ trồng trên mảnh vườn nhỏ sau nhà. Bên bờ rào, mồng tơi rậm rì xanh ngắt. Mùa hè nắng nôi, có bát canh rau với dăm quả cà là xong bữa. Lúc tối lửa tắt đèn, hàng xóm chạy sang xin dăm quả. Cả xóm thành ra nghiện cà mẹ muối. Ai cũng bảo muối cà tưởng là đơn giản. Hoá ra phải có " tay " thì cà nén mới giòn, trắng nõn và tuyệt nhiên không có vị chua...

Hũ mắm tép ấm lòng những ngày đông

Cuối hè, mấy trận mưa rào chưa thể xua hết cái oi nồng, bức bí. Tuy thế, khi gió chiều nổi lên đã thấy hơi lạnh phảng phất. Trên mặt hồ, mặt ao, tôm tép úi lên từng đám dầy đặc, sẫm cả mặt nước. Trời nhá nhem rồi tối dần. Mẹ bắc ghế ra đầu hè, bó gối ngồi. Một lúc sau thể nào cũng có ông lão đánh dậm đi ngang qua. Người chưa đến mà gió đã sực mùi tôm cá. Cái giỏ đựng tép nặng chịch, vít tấm lưng ông già gập xuống. Cái dậm thì to kềnh như chiếc diều cứ chực nhấc bổng thân người đẫm nước, tong teo. Mớ tép rui tươi nguyên trút ra rổ. Đầy những rong rêu, cọng cỏ. Mẹ khẽ đảo tay, hàng trăm con tép nhảy tanh tách. Nước bắn tứ phía, óng ánh như có vẩy bạc. Dưới đáy rổ thấy cả cọng vó, đòng đong, cân cấn, niềng niễng rúc đầu chạy...
Ngọn đèn dầu thắp lên khoanh tròn một vầng sáng. Mẹ cặm cụi đãi nhặt ốc vặn, rơm rác. "Cái giống mắm tép phải làm rõ sạch và kỹ lắm. Chỉ hơi lẫn một tý là hỏng. Là ngả màu thâm xỉn, mất hẳn cái mầu đỏ hồng". Mẹ giảng giải như thế. Đãi đi đãi lại cho đến khi rổ tép trắng hồng, trong suốt, mẹ mới cho vào cối đá giã giậm. Có thế mắm mới nhuyễn, quánh dẻo. Xong đâu đấy, mẹ nhóm bếp rang thính. Ngọn lửa không được to quá, chỉ vừa lom dom. Nhất là phải đảo đều tay. Trăm hạt gạo như một, vàng rộm, nở đều như hoa cau chín. Thính giã vừa tới, không được vỡ vụn. Cứ thế, một lớp tép, lại quải một lớp thính. Khi cho mắm vào hũ, phải nút chặt bằng lá chuối khô. Lúc nào hũ mắm cũng để sát cạnh bếp.
Nhờ có lửa than, hơi nóng mắm ngấu chín. Suốt cả tháng trời cứ háo hức chờ lúc mẹ mở nút lá chuối. Ba gian nhà sực nức mùi vị ngọt ngào, thơm lạ thơm lùng. Chiều tối đi học về, chạy ù vào bếp. Cơm vừa chín tới để nguyên trên bếp. Mâm là cái mẹt chỉ có độc bát canh dưa vùi trong trấu. Tay mẹ xới lưng cơm nóng hôi hổi, rưới đều từng thìa mắm tươi hồng, đặc sánh. Hơi cơm bốc nghi ngút quyện với mùi mắm tép ngào ngạt. Mẹ nhìn con ăn, mắt rưng rưng. Ngoài trời gió lạnh đã về, hun hút lùa qua khe vách...
Của ngon vật lạ, mâm cao cỗ đầy rồi cũng chuội đi, có đọng lại gì. Sao vẫn nhớ cồn cào vị mắm tép, nhớ đến xót xa quả cà mẹ muối ngày nào. Ngót ba chục năm rồi có bao giờ tìm thấy nữa...

Theo Báo Tư Vấn Tiêu Dùng
thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Re: Miền Ký Ức!

Bài gửi  ThuHaNgo Fri Jul 22, 2011 5:18 pm

Đúng là quán ông .....Tám! có bán đủ thứ hết! Xin đừng phiền vì lần đầu vào Diễn đàn nên như đi lạc vào" động bàng tơ" Mong các anh chị đừng phiền....cho em tham quan một tý... Smile Smile Smile santa
ThuHaNgo
ThuHaNgo
73KNH
73KNH

Tổng số bài gửi : 61
Join date : 15/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Canh chua miền.. hái lượm

Bài gửi  6hau6 Sat Jul 23, 2011 4:47 am


Vùng bán đảo Cà Mau (bao gồm hai tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau bây giờ) là vùng đất mới khẩn hoang từ rừng ngập mặn, “tuổi đời” không quá 300 năm nên cuộc sống người dân nơi đây cũng đậm chất “săn bắt, hái lượm” mang dáng dấp hơi bị giống... thời tiền sử. Đàn ông đánh bắt cá tôm, đàn bà hái lượm nấu ăn. Sở dĩ tôi dùng từ “hái lượm” bởi lẽ món canh chua đặc trưng của vùng đất này có được chính là nhờ thành quả “hái lượm” của quý bà nội trợ nhà quê.

Miền Ký Ức! Canh

Ngày nay, chúng ta bước vào các quán ăn, nhà hàng, nếu gọi món canh chua (lẩu chua) sẽ được chủ nhân dọn ra phục vụ khách món ăn mà vị chua có được nhờ vào trái me chín. Nếu vào những nhà hàng thuộc loại đặc biệt và gọi món chua đặc biệt (đặc sản), khách yêu cầu “đích danh” vị chua nấu từ cơm mẻ thì mới có cơm mẻ, nếu không, khách vẫn phải ăn canh chua me chín. Ít khi khách biết rằng, với dân quê, nấu canh chua với me chín là chuyện “vạn bất đắc dĩ” khi không tìm ra vị chua khác nên mới xài me chín, vì me chín ăn không ngon bằng các vị chua “hoang dã” khác.
Miền Ký Ức! Cnhm
Miền Tây nổi tiếng kênh rạch chằng chịt, hai bên bờ xanh um cây dừa nước, thì trên bờ, hai bên các con đường đất nho nhỏ dẫn vào thôn xóm, bờ ao, sân đình... nói chung là bất cứ chỗ đất trống nào, đều được dân quê trồng cây me. Me là loại cây gắn liền với đời sống dân quê quanh năm suốt tháng. Ngày bình thường, người ta hái lá me non nấu canh chua. Bắt đầu mùa hè, ngoài lá me non còn có thêm trái me non. Đến khi trái me đã già, mập mạp, bên trong vỏ căng đầy thịt màu trắng xanh, hột me ngả sang màu nâu nhạt, người ta cũng hái trái me già này nấu canh chua. Giữa mùa hè, me chín, thịt me bên trong chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ khô giòn tách rời thịt me, hạt me có màu nâu sẫm bóng ngời. Chủ cây me mướn người leo lên cây hái trái me chín đem xuống tuốt hết vỏ, nhào trộn với muối bọt (chống hư, mốc) rồi đóng thành từng bao, từng bao chở ra chợ bán cho thương lái. Đây là thứ me mà dân thành thị hay (phải, bị) dùng để nấu canh chua.

Trái me non, me già muốn nấu canh chua phải cho vào nồi nước sôi luộc cho nó chín trước rồi vớt ra dầm lấy chất chua của nó cho vào nồi canh, bỏ xác. Vị nó chua đằm thắm vừa phải, hơi ngòn ngọt và đặc sệt chất bột của me, mùi thơm đặc trưng hấp dẫn, chớ không chua thé lên như me chín. Canh nấu xong có nước màu trắng đục, nhìn rất hấp dẫn. Trái me già luộc xong đem dầm vô dĩa cá kho mà ăn thì ngon vô cùng. Hồi tôi còn nhỏ, mỗi lần nấu canh chua me luộc, mẹ tôi lại luộc thêm một vài trái me cho tôi ăn chơi. Me luộc chín rất dễ lột vỏ, bóc vỏ nó ra rồi cầm nguyên trái me mà ăn như ăn cây cà rem, vị nó chua chua, ngọt ngọt, bùi bùi, lúc đó tôi thấy me luộc sao mà ngon thiệt là ngon. Ăn xong, lấy hột me lột vỏ ra ăn luôn. Hột me luộc ăn hơi ngòn ngọt, dẻo dẻo, bùi bùi, với trẻ con thời đó, nó là một thứ quà bánh thường ngày, bởi ngoài nó ra thì năm thì mười họa mới được ăn quà bánh khác.

Nếu nhà vắng người, không hái được me, các bà nhà quê lại dạo quanh xóm tìm kiếm hái trái giác, trái bần nấu canh.
Miền Ký Ức! Cnht
( trái bần)
Bần là loại cây mọc hoang ven kênh, rạch, sông nước lợ, có rất nhiều ở vùng bán đảo Cà Mau. Nó cùng sống chung với cây mắm, đước, sú, vẹt. Trái bần màu xanh, có hình dạng như bánh xe. Khi chín, vỏ trái bần chuyển từ màu xanh đậm sang màu xanh nhạt hơn và ngả một chút vàng vàng, vị chua chua ngọt ngọt. Dân quê vẫn hay lấy trái bần chín cắt miếng mỏng mỏng chấm muối ớt hay mắm ruốc ăn chơi như một thứ quà bánh cho đỡ buồn miệng.
Miền Ký Ức! Canh3
( trái giác )
Cây giác là một loại dây leo mọc hoang, thường bám theo hàng rào và các loại cây thân mộc khác. Ở thôn quê, dây giác mọc khắp mọi nơi, nhiều lúc nó “xâm lăng” quá, người ta phải chặt bớt cho đỡ vướng. Trái giác nhỏ, tròn tròn như viên bi trẻ con chơi, màu xanh. Vị trái giác khi nấu canh chua và thanh.

Chùm ruột là loại cây thân mộc, có chiều cao và sống lâu năm, được người dân quê trồng nhiều trong vườn nhà để lấy lá non ăn, trái thì nấu canh chua hay làm mứt. Trái chùm ruột hơi giống trái sơ-ri nhưng nó màu xanh, khi chín hơi vàng vàng một chút.
Miền Ký Ức! Canh4
(chùm ruột hoặc tầm ruột)
Cách nấu canh chua trái bần, trái giác, trái chùm ruột cũng giống như nấu canh chua bằng trái me non, me già, tức là phải luộc chín nó trước rồi đem ra dầm lấy nước chua đổ vô nồi canh, xác bỏ đi..
Rau nấu canh chua ở quê cũng là thứ rau “hái lượm”. Mùa mưa, dân quê bước chân ra ngoài là có thể hái rất nhiều thứ rau đồng mọc hoang như: rau nhút, rau muống, cù nèo, v.v...
Mùa nắng, phần lớn nước ngoài đồng đã cạn khô, ao nào lớn thì còn chút nước (có rau muống), ao nhỏ là khô rang tới đáy. Lúc này, người ta nấu canh chua bằng cọng bông súng (hoặc lá bông súng non), bông (lá non, trái non) so đũa, bắp chuối, thân cây chuối non xắt mỏng (kêu là chuối ghém).

Nhiều người biết canh chua bông so đũa cơm mẻ là món ăn dân dã mà ngon nổi tiếng ở miền Tây. Mùa hè so đũa trổ bông đầy cây, dân quê hái bán đầy ngoài chợ. Nhưng ít ai biết đọt cây so đũa non và trái so đũa non đem xào tép còn ngon hơn đậu đũa xào tép, mà đem nấu canh chua cơm mẻ càng ngon, hơn cả nấu bằng bông so đũa. Người nhà quê quý cây so đũa. Thân cây so đũa để trồng nấm mèo (mộc nhĩ), lá cây so đũa để nuôi dê. Lúc thắt ngặt có thể đốn cây, đập bỏ vỏ ngâm xuống ao vài tháng lôi lên dùng cất nhà. Vỏ cây so đũa còn tươi giã nhuyễn lấy nước rơ miệng cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, làm gì có lá non, trái non dư tới mức đem ra chợ bán. Lúc nào ở xóm đốn hạ một cây so đũa xuống, cả xóm mới có dịp xúm lại hái hết đọt non, trái non đem về nấu canh. Hoặc lâu lâu chủ cây so đũa buồn buồn xách cái cần móc tre dài móc xuống một mớ đọt non, trái non nấu canh ăn cho đỡ thèm.

Miền Ký Ức! C7841nh

Thêm vài con cá rô, cá lóc, hoặc vài nắm tép, là có thể nấu được nồi canh chua “hái lượm” thơm lừng hấp dẫn mà dân thành thị có ao ước đến nhỏ dãi cũng không có mà ăn.
Ngoài ra, dân quê tôi còn nấu canh chua bằng khế chua, khóm xanh để lấy vị chua của nó cho nồi canh, không cần phải thêm me vào mà nước canh vẫn chua đậm đà. Tuy nhiên, tôi không liệt kê canh chua khế, khóm vào danh sách canh chua miền hái lượm vì phải... mua.
Miền Ký Ức! Canh6

Bán đảo Cà Mau còn nổi tiếng bởi rừng tràm U Minh. U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Vùng đất “trên cơm dưới cá” này dễ dàng kiếm cái ăn như vậy, nhưng thật không ngờ, người dân ở đây có lúc lại bị đói, phải húp cháo thay cơm. “Không chỉ đói mà là đói quay quắt. Những ngày này, mười nhà thì hết hai, ba nhà ăn cháo cầm hơi, lay lắt qua ngày” (Tuổi Trẻ ngày 28/10/2008).
Cái đói xảy ra không phải do thiên tai, địch họa, mà bởi nhân họa. Thật xót xa!

Theo: Tạ Phong Tần



6hau6
6hau6
71CKO
71CKO

Tổng số bài gửi : 296
Join date : 10/06/2011
Đến từ : USA

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Lóc đồng cuốn lá sen non

Bài gửi  kcph Sun Jul 24, 2011 3:34 pm

Lóc đồng cuốn lá sen non

Miền Ký Ức! Imageid147690



Con cá lóc đồng vùng Đồng Tháp Mười roi roi chứ không mập mạp như cá lóc nuôi và thịt chắc nịch, thơm ngọt hơn. Cá bắt về làm sạch nhớt, nướng trui bằng lửa rơm mới. Dẽ lấy phần thịt trắng tươi cuốn với lá sen non để cảm nhận tròn trịa hương vị của món ngon đồng quê này.
Sen vốn là loại cây đa năng, bởi từ thân, củ rễ, hoa, nhụy, đài… đều có thể biến thành những món ngon. Lá sen lâu nay đa phần chỉ dùng để gói thức ăn nhờ có vị thơm và không độc, lại giúp an thần, nhưng khi chế biến món ăn cũng lạ miệng không kém. Lá sen lớn thì có thể xắt nhuyễn, sắc kỹ, lược bỏ bã rồi lấy phần nước xanh trong đem đổ rau câu, nấu chè hoặc nấu cháo, ăn với đường trắng, vị thơm dịu nên dễ ăn hơn cháo lá dứa. Theo Đông y thì món cháo này còn là liều thuốc quý, rất thích hợp cho ngày hè nắng nóng và đặc biệt tốt đối với người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, tiêu hóa hay xuất huyết vì giúp thanh nhiệt, kiện não và hạ mỡ máu.
Một trong những đặc sản khác của vùng Đồng Tháp Mười là dùng lá sen non cuốn thay bánh tráng, rất dân dã mà độc đáo và lạ miệng. Thường thì người ta chọn những lá sen non, nằm gọn trong lòng bàn tay, mép lá còn cuốn chặt, tươi roi rói. Khéo léo cắt lá đến sát cuống, rửa sơ cho bay lớp bụi bẩn bên ngoài là có thể ăn ngay. Lá sen non có thể ăn sống hoặc nấu canh, nấu cháo, hoặc hãm trong nước sôi, uống như trà, mang vị ngọt chát, có công dụng làm mát cơ thể, nhẹ đầu. Canh lá sen với thịt nạc là món ăn đơn giản mà tốt cho phụ nữ. Nhưng đúng điệu nhất là dùng để cuốn với cá nướng, có lẽ vì sự hòa quyện giữa những hương vị còn thơm mùi bùn đất, rơm rạ khiến món ăn còn nguyên chất mộc đồng quê.
Cá nướng thịt thoảng thơm, xẻ làm đôi, rắc lên ít đậu phộng rang giòn và chút béo hành mỡ. Thêm chất chua chát, giòn giòn nhẹ nhàng của ngó sen chần qua giấm và muối trắng, cuốn trong lá sen non, chấm với nước mắm ớt pha hay mắm me là hội đủ vị ngon dân dã. Nhờ sự tổng hòa các vị mặn, ngọt, chua, cay và chát nhẹ, tạo nên sức hút tinh tế trong ẩm thực đất phương Nam.
Cuốn lá sen non lạ mà ngon, giờ đã trở nên hương sắc ẩm thực, xuất hiện nhiều hơn ở các nhà hàng thành thị. Nhưng món ngon chỉ rộ vào mùa hạ – mùa sen. Còn lại, những thực khách lỡ tương tư món ngon vùng sông nước đành phải đặt hàng trước hay phải làm một chuyến ngao du về quê mới thưởng hết được cái “hồn” của món ăn này.
bài và ảnh: Hiển Danh
kcph
kcph
73KTGD
73KTGD

Tổng số bài gửi : 63
Join date : 11/06/2011
Đến từ : Viet-Nam

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty HƯƠNG XƯA

Bài gửi  thanh huyen Sat Jul 30, 2011 10:11 am

Miền Ký Ức! Rauma400

Những ngày mưa xuống, nhìn đường phố Sài Gòn loang một màu buồn hiu hắt, tôi lại nhớ đến xe nước rau má của mẹ ngày xưa. Nhớ dáng mẹ lầm lũi đạp xe trong mưa trên con đường dài hun hút…

Những chiều mưa rả rích, ngồi làm việc muộn nơi văn phòng, tôi vẫn thường nghĩ về gia đình. Mẹ tôi có một thói quen kỳ lạ là luôn để thoại về báo không ăn. Vì thế nhiều khi tôi no, nhưng vẫn ăn thêm một món gì đó, không phải chỉ vì mẹ nấu ngon, mà là chạnh lòng nhớ đến những ngày xưa, khi cả nhà sống nhờ vào xe nước rau má. Những đêm mẹ đi bán về khuya làm gì có cơm dẻo canh nóng mà ăn. Lúc mẹ về là các con đã ngủ, mẹ lặng lẽ ăn một mình, rồi lại tất bật với những công việc quen thuộc. Giấc ngủ của mẹ, từ khi có con, chưa bao giờ trọn vẹn.

Một ngày của mẹ là những công việc lặp đi lặp lại, nhưng đối với mẹ không hề nhàm chán (vì con, có điều gì mà mẹ lại không làm được!). Mờ sáng đã thức dậy lo nấu cơm cho bà nội và các con. Mà bà nội thì già, ăn không được nhiều nên phải nấu hai phần cơm khác nhau. Rồi giặt đồ, quét dọn nhà cửa. Việc nhà xong đâu đấy mới lấy rau má ra, lặt từng cọng, cẩn thận lựa hết những lá già úa. Nếu hôm nào tôi ít bài học (mà tôi thường là “nhiều bài” để lờ đi chuyện phụ mẹ) thì tôi sẽ cùng mẹ lặt rau. Tôi làm chậm lắm, lại ẩu, nên nhiều khi rau tôi lặt mẹ để riêng một bên, để… lựa lại. Nhưng chuyện rửa rau thì tôi làm được. Tôi thích nghịch nước, cứ cho tất cả vào cái thau to tướng, xả nước ngập cho những cọng rau nổi dập dềnh. Mẹ không cần nhắc tôi cũng cẩn thận rửa ba lần, vớt ra, để ráo rồi cho vào cái bao sạch để mẹ chở đi. Nơi mẹ bán xa lắm, đạp xe cả tiếng mới tới. Thường mẹ vào đến nơi là đã quá chín giờ sáng, chưa kịp lấy máy xay ra đã bị khách thúc hối “bán cho tui trước”. Tay mẹ thoăn thoắt xắt rau, xay nước, bỏ đường.

Xong một lượt khách mới có thời gian dọn hàng ra. Rồi lại đến tốp học sinh nghỉ giải lao (mẹ bán trước cổng trường), ùa ra, vây quanh hàng mẹ như bầy ong vỡ tổ. Đứa nào cũng lau nhau đòi mẹ mang nước ra trước. Đông vậy mà mẹ làm “gọn hơ”, lần lượt từng ly nước được bưng ra, béo ngậy, thơm lừng, hút một hơi dài đến cạn đáy vẫn thấy còn thèm, vẫn muốn uống nữa.

Mẹ tôi vẫn tự nhận mình là người nhà quê, chỉ quen uống nước rau má nguyên chất, không cho thêm đậu phộng hay đậu xanh đánh như một số nơi vẫn thường làm. Mà cũng lạ, nước rau má thì tôi thấy cách làm nơi nào cũng giống nhau thôi. Lựa rau má non, còn tươi, rửa sạch rồi xắt nhỏ (không quá nhuyễn) bỏ vào máy xay cho ra hết nước. Rồi lọc nước ấy, xay lại lần nữa (phải chia làm hai lần cho bọt sánh lên mà không trào ra), bỏ đường vào. Đơn giản vậy thôi. Vậy mà xe nước rau má của mẹ con tôi, dù bị bốn, năm xe lân cận cạnh tranh, bao giờ cũng đắt hàng nhất. Người ta cũng lấy rau má cùng chỗ, cũng nước pha vào nhiêu đó, đường nhiêu đó mà khách hàng vẫn không “ưng” lòng, vẫn chỉ chờ xe của mẹ dọn ra. Có lẽ vì người bán hàng duyên dáng quá, khéo chiều lòng khách quá (là tôi, một lòng yêu kính mẹ, nghĩ vậy) nên ai đã đến hàng của mẹ uống một lần là lần sau… nhất định ghé nữa, rồi lần hồi thành khách quen. Những người khách lui tới kể cả ngày mưa.

Trong ký ức tôi, tháng mưa là những ngày ảm đạm. Nhà thì dột, buôn bán ế ẩm, đoạn đường mẹ phải đi về mỗi ngày dường như thăm thẳm hơn dưới cơn mưa. Những sáng mưa là mẹ con nhìn nhau rầu rĩ, vì mưa nghĩa là ế ẩm, là lời chẳng được bao nhiêu. Trong khi chi phí cho mấy chị em tôi ăn học thì ngày nắng hay mưa đều phải có. Chị gái tôi học buổi sáng, chiều về ăn cơm xong là vội vàng đạp xe vào phụ bán với mẹ. Mỗi lần tôi chuẩn bị đến trường, nhìn chị chạy xe đi trong mưa tầm tã là tôi muốn khóc. Sau mẹ, tôi thương chị nhất, chị thay mẹ quán xuyến nhà cửa những khi mẹ vắng nhà, lo cho các em từng chút. Trong từng đồng tiền mà mẹ kiếm được từ xe rau má, có công sức của chị. Chị thương các em đến nỗi sau này, khi học xong trung học, chị nhất quyết không học tiếp nữa, ở nhà buôn bán, phụ mẹ lo cho các em. Vì lẽ đó, dù nhiều khi chị em có cãi cọ, tôi vẫn không giận chị. Tôi giận chị sao được khi cứ mỗi lần giận là lại nhớ đến ngày xưa, cái ngày mà tôi còn nhỏ, nhỏ nhoi ngồi sau xe chị, đòi chị chở theo ra bán nước rau má. Dù tôi chẳng bán gì, chỉ lăng xăng chạy tới chạy lui cho có vẻ là người “bận rộn” mà thôi!

Cuộc sống của gia đình tôi giờ đã thay đổi nhiều rồi, mẹ tôi từ lâu đã thôi bán nước rau má, các chị đều đã lập gia đình, không còn vất vả như xưa. Nhưng chúng tôi vẫn giữ thói quen những ngày cuối tuần là quây quần bên nhau, nấu những món ngon để cả nhà cùng ăn. Mẹ tôi chiều con cháu lắm, ai thích ăn món gì cứ gọi điện thoại "đặt", mẹ sẽ chuẩn bị trước. Thường khi ấy mẹ sẽ mua rau má về để sẵn trong tủ lạnh, các chị dẫn cháu về là lấy ra xay uống. Thói quen bao nhiêu năm nay rồi, không uống nước rau má ngoài được. Chỉ có ly rau má mẹ xay, nước xanh lợt, bọt vừa đầy, béo ngậy, thơm lừng, hút một hơi cạn đáy mà vẫn còn thèm, còn muốn uống nữa…
Hoàng Anh
thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Trò chơi lá sâm

Bài gửi  thanh huyen Sat Aug 20, 2011 2:58 am

Miền Ký Ức! Lasam

Lá sâm là thứ dễ trồng, thỉnh thoảng nó vẫn mọc trong vườn. Ở quê, nhiều người trồng nó thành giàn. Sau mỗi mùa nắng cằn cỗi, lá sâm tự rụi, sang mùa mưa lại xanh um.

T rời Sài Gòn oi bức, tạt ngang một xe nước bên đường, uống vội ly nước sâm cho đỡ khát nhưng vẫn không thấy mát lòng. Đâu đó nghe tiếng rao lanh lảnh: “Ai sương sa hạt lựu, lá sâm hông?”. Chợt nhớ…

Lúc nhỏ, bọn nhóc trong xóm tôi cứ hay rủ nhau chơi nhà chòi. Cái trò chơi trẻ con ấy lắm lúc lại hay ra phết. Chúng tôi bày ra đủ thứ trò, nào là đồ hàng, nấu nướng, đám cưới và có cả học cách chăm con. Những lúc ấy đứa nào cũng tỏ ra mình là người lớn. Tôi thì thích nhất là việc bày ra nấu nướng, vừa được trổ tài, vừa được ăn. Nhưng khổ nổi người lớn cứ không thích tụi con nít bày đủ trò rồi la nhí nhói nên chúng tôi cứ lén lén lút lút trông đến tội. Tôi nhớ món ăn “thịnh soạn” nhất mà chúng tôi có thể nấu lúc ấy là món cháo dừa béo ngậy. Chỉ cần ít gạo, muối, nước cốt dừa là xong. Để có nồi cháo ngon lành thì mỗi đứa phải hùn vốn”. Thằng Ty, con Đèo về nhà hốt gạo, thằng Tửng thì về lấy muối, còn tôi sẽ chịu phần dừa. Có những khi xây nhà xong, trời đổ mưa, cả bọn lại hí hửng chui vào thử, mà hình như chỗ nào cũng dột. Mỗi đứa co ro một góc, nhìn nhau cười khoái chí. Những lần sau có kinh nghiệm hơn, chúng tôi biết cách bện nóc thật kĩ, thế là vẫn có thể chui vào trú mưa mà không sợ ướt.

Lũ nhóc vùng quê như tôi thì cũng đâu có trò nào hay ho hơn bằng chơi nhà chòi. Lắm lúc mấy thằng nhóc ở nhà hàng xóm từ thành phố về thấy vui quá cũng lân la sang. Được dịp, chúng tôi lại trổ tài làm “sư phụ”, tụi nó thích lắm. Mỗi lần bày trò nhà chòi, ba hay quát chúng tôi, chỉ có mẹ là đôi lúc làm ngơ, đồng tình. Những lúc tụi nó kéo qua nhà tôi rủ chơi nhà chòi, mẹ lại được công sai. Thường thì mẹ sẽ bảo chúng tôi đi hái lá sâm về mẹ vò ăn cho mát. Thế là vừa được chơi, vừa có lá sâm ăn.

Lũ nhóc vùng quê như tôi thì cũng đâu có trò nào hay ho hơn bằng chơi nhà chòi. Lắm lúc mấy thằng nhóc ở nhà hàng xóm từ thành phố về thấy vui quá cũng lân la sang. Được dịp, chúng tôi lại trổ tài làm “sư phụ”, tụi nó thích lắm. Mỗi lần bày trò nhà chòi, ba hay quát chúng tôi, chỉ có mẹ là đôi lúc làm ngơ, đồng tình. Những lúc tụi nó kéo qua nhà tôi rủ chơi nhà chòi, mẹ lại được công sai. Thường thì mẹ sẽ bảo chúng tôi đi hái lá sâm về mẹ vò ăn cho mát. Thế là vừa được chơi, vừa có lá sâm ăn.

Nhiệm vụ của lũ nhóc chúng tôi chỉ là leo trèo và hái cho được những chiếc lá sâm ưng ý. Ngay cả chuyện đó mà đứa nào cũng tranh nhau. Mỗi khi vớ được chiếc lá to bằng bàn tay là tụi nó lại được dịp vênh mặt vì sướng bởi hiếm có lá nào to như thế. Nhưng lá sâm tốt quá cũng không ngon, phải hơi khằn (hơi cằn cỗi) một chút, lớn vừa phải mới nhiều nhựa. Xong xuôi đâu đấy, mẹ sẽ đem rửa thật sạch và bắt đầu vò.

Ở công đoạn này, chúng tôi không được mó tay vào vì thú thật có kì cọ cách mấy thì móng tay đứa nào cũng đen sì vì bám đất. Nếu có thời gian, trước khi vò, mẹ sẽ đem lá sâm ra phơi héo vì như thế ăn sẽ dai hơn nhưng lá sâm không có được màu xanh sẫm mà hơi ngả vàng giống màu lá úa. Mà bọn nhóc chúng tôi có đứa nào đủ kiên nhẫn chờ lâu hơn một chút đâu. Chỉ cần nghĩ đến ly lá sâm mát rượi sẽ được ăn là thích rồi.

Miền Ký Ức! Suongsao1

Khi vò, phải vò bằng nước ấm, chỉ được đổ nước vào một lần, không được thêm trong lúc vò vì làm như thế, lá sâm sẽ bị vữa. Nhựa ra càng nhiều thì lá sâm càng dễ đặc, đông cứng thành từng mảng, có thể cắt ra dễ dàng. Vò thứ này phải mạnh tay, vừa chà vừa vắt sao cho chiếc lá chỉ còn trơ xác, cầm lên chỉ thấy những đường gân trắng mảnh mai mà không sót tí diệp lục nào. Vò xong mẹ lại cho vào rây để lược bỏ phần xác, chỉ chừa lại phần thịt lá xanh đặc. Nước lá sâm cho vào rây cũng khó mà chảy nhanh nên phải lắc đều, nhanh tay. Nếu làm quá chậm thì cũng sẽ bị vữa. Thoáng chốc, một thau lá sâm cũng đầy, mẹ phải nhanh chóng cho vào lồng bàn và dặn: “Không được giở ra thăm chừng, như thế lá sâm sẽ không thể đặc, chẳng ăn được đâu”. Tôi cũng không biết có thật không nhưng chỉ biết chờ chứ không dám làm hỏng, sợ mẹ đánh đòn. Chốc chốc, có đứa chờ không được vẫn mở khẽ chiếc lồng, rồi lại úp xuống ngay, miệng suỵt một tiếng rõ bí mật!

Khoảng nửa tiếng sau, chúng tôi lại được chia phần, mỗi đứa một ly. Nhìn những mảng lá sâm xanh trong được gợt nhẹ nhàng là thấy thích. Thường mẹ sẽ nấu nước đường thật sánh giống như ở chợ người ta hay bán để chan vào nhưng đôi lúc chúng tôi lại cho đường "sống” vào quậy đều. Ly lá sâm tan ra lỏng bỏng và mỗi đứa ực lấy một hơi, không cần thêm đá cũng thấy mát. Lá sâm nhà làm không dai như ở chợ, không có thứ dầu chuối thơm lừng, cũng không có thứ nước cốt dừa béo ngậy nhưng ăn vẫn thấy thích hơn. Có lẽ một phần do công của mình, một phần do chính tay mẹ làm. Và nghe đâu để lá sâm dai như thế, người bán phải cho vào những thứ chất độc hại gì đấy. Dù sao thì món mẹ làm vẫn mát và an toàn hơn.

Dần dà, tụi nhóc chúng tôi cũng lớn lên, người đi học, kẻ đi làm. Trò chơi nhà chòi cũng thưa dần trong những buổi trưa đàn đúm của lũ trẻ cùng tuổi chúng tôi bây giờ ở xóm. Chúng nó không biết và hình như cũng không có thời gian chơi rong như chúng tôi. Bây giờ mỗi lần về quê, mẹ lại làm lá sâm cho tôi uống. Ly lá sâm mẹ trao vẫn thấy mát lòng nhưng hình như vẫn nghe thiếu chút nghịch ngợm trẻ con đáng nhớ...

Vương Bình

thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Nghề Tay Trái.

Bài gửi  thanh huyen Fri Sep 02, 2011 10:54 am

Miền Ký Ức! Khoaimi
Bài: Thuỳ Nhiên- Minh họa:Mộc Miên

Ngày còn nhỏ, tôi đã nhủ thầm mình sẽ không bao giờ theo nghề giáo. Cái nghề gì mà nghèo rớt mùng tơi. Đã vậy, nhà tôi cả ba má đều theo nghề giáo nên sống vô cùng chật vật. Chả vậy mà ai cũng có “nghề tay trái”
Mà nếu có đất làm rẫy còn đỡ, đằng này nhà tôi chỉ có căn nhà nhỏ xíu, thêm khu vườn cũng bé tí ti cắm được vài cây dừa và ít rau là hết. Thế nên ba má tôi thường phải xoay sở đủ việc để nuôi 4 đứa con ăn học.
Được làm con cô giáo thì cũng “oách”, nhưng những khi cô giáo trở thành bà bán khoai mì thì tôi cứ thấy ngượng và tủi làm sao. Cảm tưởng như bạn bè, học trò của ba má tôi đều xem thường gia đình tôi vì cái nghèo đeo đẳng. Từ đó tôi đâm ghét nghề giáo, ghét luôn thau khoai mì má tôi vẫn dày công làm thật ngon bán cho khách qua đường ngay trước cửa nhà.
Được cái, quê tôi không có đường ngang ngõ tắt. Chỉ một con đường cái chạy suốt đầu xã đến cuối xã nên nhà tôi cũng là “nhà mặt tiền” như ai. Ngoài giờ dạy, ba tôi đi làm rẫy thuê, tiền công được trả một phần bằng chính những củ khoai mì vừa thu hoạch. Má tôi khéo léo chế biến thành rất nhiều món ăn vặt ngon, đem ra trước cửa bán.
Khoai mì của má lúc nào cũng đắt khách, vì má tôi có nhiều món lạ từ khoai mì. Không phải khoai luộc hay hấp rồi rắc muối mè, dừa nạo lên trên. Cái đó thường quá! Má tôi biết cách chọn khoai dẻo hay bở mà chế biến những món khác nhau.
Trong ký ức của tôi vẫn còn hình ảnh ba ngồi trên chiếc phản gỗ, dưới chân phản là cái thau đựng dừa nạo, cây nạo dừa chìa hẳn ra ngoài, ba tôi cầm nửa quả dừa thoăn thoắt nạo. Những sợi dừa mảnh trắng phau cứ rơi từng lớp xuống chiếc thau nhôm phía dưới. Đây là phần việc nặng nhọc nên ba tôi luôn tranh thủ thời gian làm cho má tôi. Những lúc đó, má con tôi ngồi lột mì, tay nhăn nheo vì ngâm nước.
Lột khoai mì là một việc thú vị. Tưởng dễ mà khó, vì không như những loại củ quả thông thường chỉ cần gọt vỏ, khoai mì có cách riêng để bỏ lớp vỏ bên ngoài. Cầm con dao khứa một lớp sâu khoảng 1 ly trên vỏ, chạy thành đường xéo xoắn ốc suốt củ khoai mì. Khoảng cách phải vừa đủ không quá to quá nhỏ, rồi đem khoai đi ngâm nước, sau khoảng 1 tiếng thì lớp vỏ có thể lột ra dễ dàng, để lộ phần thịt trắng nõn bên trong.
Khoai sau đó còn phải ngâm xả nước nhiều lần cho hết nhựa độc. Trong các món má tôi thường làm thì khoai mì luộc với nước cốt dừa là đơn giản, dễ làm nhất. Dừa nạo xong gạn nước cốt để riêng, nước dảo cho vào luộc với khoai mì cắt khúc, nhớ thêm chút xíu đường để khoai có vị ngọt. Khi khoai chín mới cho nước cốt dừa hòa tí tẹo bột năng vào, đảo đều. Món khoai làm kiểu này béo, ngọt, không bị khô như khoai luộc hay hấp thông thường nên ăn ngon hơn hẳn một bực.
Lại còn khoai quết. Món này thì phải lựa một phần khoai dẻo, một phần khoai bở, hấp chín rồi bóp cho tơi. Sau đó má tôi chia ra làm hai, một phần trộn với chút xíu đường, thật nhiều dừa nạo, một phần trộn với chút xíu muối, rồi tất cả đều vo thành viên tròn. Khi có khách mua, tùy theo thích ăn món mặn hay ngọt mà má tôi sẽ rưới mỡ hành hay rắc thêm trên mặt khoai ít muối mè. Đến bây giờ nhiều người vẫn còn nhắc nhớ món khoai mì quết của “cô Na”, thế cũng đủ hiểu món khoai của má tôi ngon ấn tượng đến dường nào.
Món bánh khoai mì nướng, má tôi cũng có 2 “phiên bản”. Khoai mì mài ra cho nhuyễn rồi trộn thêm đường, dừa nạo, sữa đặc, cho vào khuôn tròn kín rồi nướng trên bếp than. Bánh làm kiểu này phải chọn khoai dẻo mới ngon. Tôi thích nhất những mép bánh rám vàng, miếng bánh cắn vào dẻo mềm mà không dính răng, lại rất béo nhờ dừa và sữa đặc. Cũng nguyên liệu y chang nhưng thay vì cho vào khuôn, má tôi vo viên, ép dẹp rồi đặt lên vỉ, nướng trực tiếp trên than hoa lại thành một món bánh khác, cũng ngon không kém.
Thỉnh thoảng, má tôi “đổi món” cho khách bằng chè khoai mì. Cũng những nguyên liệu đó thôi nhưng cách nấu khác là đủ thu hút khách rồi. Vẫn là khoai mì mài nhuyễn, vắt thật ráo nước rồi chia làm đôi, một nửa để nguyên, một nửa trộn thêm với nước cốt lá dứa cho có màu xanh xanh rồi vo viên tất cả, luộc chín. Nước dảo dừa nấu sôi với đường, thêm vài cọng lá dứa cho thơm rồi cho những viên khoai mì đã luộc vào nấu cho thấm đường, trước khi nhấc xuống mới cho nước cốt dừa vào. Chén chè khoai mì thoang thoảng mùi lá dứa, viên màu trắng ngà, viên màu xanh lá, ăn vừa nghe vị dẻo của khoai mì, vừa có vị béo của nước cốt dừa, rắc thêm trên mặt ít muối mè nữa là tuyệt hảo.
Tuổi thơ tôi gắn liền với những món làm từ khoai mì, đến nỗi tôi ghét khoai mì, ghét món canh khoai mì nấu với tép khô rất ngọt thường có trên mâm cơm nhà tôi những khi thiếu thức ăn. Tôi xấu hổ khi ba tôi phải đi làm rẫy thuê như một người nông dân không đất bình thường, và má tôi cũng chẳng khác gì người buôn gánh bán bưng. Nhưng càng lớn, tôi càng thay đổi suy nghĩ. Té ra chỉ có tôi tệ với bố má và tự mặc cảm. Học trò của ba má tôi bao nhiêu lớp người vẫn không vì những bươn chải của thầy cô mà xem thường hay vô lễ. Những ngày 20/11 hàng năm, ba má tôi vẫn nhận được những tình cảm thắm thiết từ học trò, cả những người đã đi xa lập nghiệp. Tôi dần trở nên yêu quý nghề giáo từ lúc nào không hay, và chọn ngành sư phạm như một điều đương nhiên.
Lên Sài Gòn học, có khi tôi nhớ da diết món khoai mì má làm. Ờ thì ở đây cũng có bánh khoai mì nướng “2 phiên bản”, cũng có khoai mì nấu nước cốt dừa, nhưng sao không ngon, không đậm đà bằng những món má tôi làm, cho dù bán trong những cửa hàng có tên tuổi. Và món khoai mì quết, chè khoai mì thì “bói” không ra ở giữa chốn phồn hoa này. Tôi lại nhớ chiếc thau nhôm mòn vẹt, sáng bóng trước cửa nhà tôi và dáng má ngồi còm cõi mỗi khi hết giờ lên lớp.

Thuỳ Nhiên

thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Về quê....nhớ mẻ cá bống kho tiêu

Bài gửi  6hau6 Wed Sep 14, 2011 7:01 pm

Miền Ký Ức! Ca1yb

Sau các bữa tiệc thịnh soạn của những ngày xuân rôm rả, người ta lại cảm thấy thèm một mẻ cá kho tiêu, một tô cơm trắng và dăm cọng rau mọc dại trong vườn nhà…

Về quê ăn cá bống kho tiêu”. Đó là câu nói quen thuộc của tôi với bạn bè mỗi khi khước từ những chuyến đi chơi xa để về quê. Nơi đó dù ngày nay đã không còn con đường làng mấp mô, không còn những rặng tre xanh, những mái ngói đỏ... nhưng đó vẫn là nơi tôi yêu quý. Khi trưởng thành bôn ba khắp nơi, mọi món ngon vật lạ đều có cơ hội thưởng thức, tôi vẫn không thôi nhớ bữa cơm chỉ có thau nước dừa làm canh và mẻ cá kho tiêu. Mà cá bống kho tiêu thì mới thật khoái khẩu.

Cá bống kho tiêu phải là loại bống thật nhỏ, càng nhỏ càng ngon. Nào là cá bống dừa, cá bống cát, cá bống xệ,… nhưng kho tiêu ngon nhất vẫn là cá bống dừa. Loại nhỏ chỉ bằng ngón tay út, mình tròn mũm mĩm, không mất nhiều thời gian cho việc đánh vảy, lấy ruột, cắt đầu, vặt đuôi gì cả. Đầu tiên cá bống đem về bỏ vào rổ tre, dùng tay chà xát cho vảy cá bong ra rồi cắt đầu rút ruột, sau đó rửa thật sạch để ráo. Ướp cá với nước màu dừa, một chút muối, một chút nước mắm rồi thêm đường, bột ngọt, hành củ thái nhỏ ướp chung vào. Kho tiêu chính gốc thường dùng niêu bằng đất gọi là cái “mẻ ơ” để kho, đặt “mẻ ơ” trên bếp than hồng nhiệt độ vừa phải nhưng cũng “dư sức” làm cho cá và gia vị thấm đều. Muốn cá thiệt ngon chỉ cầm hai tai “mẻ ơ” rồi xóc lên vài cái, hạn chế dùng đũa trở cá và tuyệt nhiên đừng vớt bọt bỏ đi. Có vẻ như điều ấy là bí quyết của Ba tôi vì lần nào Ba tôi trổ tài chị em tôi cũng đều vét nồi cơm mà vẫn thòm thèm.

Ba tôi thường chiêu đãi chị em tôi bằng bữa cơm thanh đạm như thế sau khi đã ê hề với những chả lụa, giò heo, gà tiềm, vịt quay… trong những ngày xuân ấm áp. Ba còn dặn dò nên bỏ tiêu vào khi cá đang sôi thì tiêu mới dậy mùi thơm và thấm vào từng con cá. Rồi lúc nước cạn rưới độ chừng một muỗng canh mỡ heo và tóp mỡ vào, nhanh tay nhấc ra khỏi bếp, lúc đó nồi cá vẫn sôi sùng sục và thơm lừng mùi tiêu mùi hành, hấp dẫn vô cùng.
"Ví dầu tình bậu muốn thôi, bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra, bậu ra bậu lấy quan ba, bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu, kho tiêu kho mỡ kho hành, kho ba lạng thịt để dành Bậu ăn…"


Miền Ký Ức! Ca2h


Thuở nhỏ, tôi thường hỏi rằng tại sao dân gian lại lồng món ăn này vào trong câu hát ru em, mà nội dung bài ru ấy có vui vẻ gì đâu. Ba tôi trầm ngâm, có phải bậu chia tay bạn chỉ vì bậu muốn ăn ngon? Món ngon ấy là cá bống kho tiêu với thịt heo, mà thuở xưatá điền làm chi có được bữa cá kho bài bản như vậy. Bởi nó ngon lắm nên bậu mới kiếm chuyện thôi bạn để về nhà quan ở cho hàng ngày bậu có cá bống kho tiêu. Nghe tưởng ngây ngô giản đơn nhưng lại là công thức nấu ăn thật nhiều ý nghĩa. Tưởng đâu tham phú phụ bần chỉ vì món ăn dân dã…

Nhưng không phải cá bống mùa nào cũng kho ngon như vậy. Con cá bống ngon nhất là đầu tháng giêng âm lịch, nghĩa là đầu mùa hạn, lúc đó cá con mới nở độ dăm tuần. Cá bống dừa lúc này kho tiêu là bắt nhất. Ăn cá kho quẹt phải có một rổ rau sống hay một dĩa to rau luộc hoặc hấp, cạnh bên là thau nước dừa xiêm ngọt lừ có cho thêm vài hạt muối hột làm canh. Vậy là xong bữa cơm nhà quê chính hiệu. Chưa bao giờ tôi về quê mà quên bữa cơm nhà nông ấy, bữa cơm giản dị cho tôi thật nhiều cảm xúc, hương vị cây nhà lá vườn làm bay mất vẻ mệt mỏi chốn thị thành. Tôi như sống lại những ngày xăn quần vác xẻng đi đào trùn làm mồi câu cá, rồi ngồi cả buổi trưa dưới gốc dừa chờ cá cắn câu, lắm khi ngủ gục bởi không phải là tay sát cá. Hay những ngày theo cô chú đi thắp đèn cho mấy dãy đó dãy đăng cá ở mé sông buổi xế chiều, nghe tiếng nước vỗ ì oạp vào thân xuồng gỗ. Mỗi lần đi công tác về miệt sông nước, tôi lại hít thật sâu để tìm mùi thơm của cá kho quẹt, mùi khói rơm đốt đồng và tìm nghe câu hát ru em ơi hời vang lên từ cái chòi nhỏ ven sông như trải lòng ra với nước lớn rồi nước ròng. Cũng hãnh diện lắm khi mà bây giờ món ăn tôi yêu thích ấy dường như trở thành đặc sản chốn phồn hoa… nhưng biết bao giờ cá mới đầy khoang như ngày xưa nữa.

Phương Trang
6hau6
6hau6
71CKO
71CKO

Tổng số bài gửi : 296
Join date : 10/06/2011
Đến từ : USA

Về Đầu Trang Go down

Miền Ký Ức! Empty Re: Miền Ký Ức!

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết