GĐ VĐKMCN Hải Ngoại & Thân hữu Khắp nơi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LÌ XÌ !!!!

Go down

LÌ XÌ !!!! Empty LÌ XÌ !!!!

Bài gửi  thanh huyen Sat Aug 11, 2012 10:40 am

LÌ XÌ !!!! Image005-1

Tết là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ trong vòng tuần hoàn bất tận của thời tiết, ở đây là bốn mùa trong năm. Đồng thời, là điểm khởi đầu cho một “chuyến hành trình” dài 365 ngày mới của trái đất trong vũ trụ, của con người trong thiên nhiên.
Tết đến, ai cũng mong mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, đồng thời đây là thời điểm để mỗi người định hướng cho công ăn, việc làm những tháng tiếp theo dựa trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá lại những thành, bại của năm cũ. Đây cũng là dịp để mỗi thành viên trong gia đình bày tỏ mong ước riêng. Người lớn, nhất là người cao tuổi, luôn mong muốn mình sống được lâu hơn để nhìn thấy con cháu trưởng thành. Trẻ con thì mong cho cha mẹ, ông bà khoẻ mạnh, mong cho mình mau khôn lớn và sớm thực hiện những mơ ước của mình. Từ đó, Tết xưa mới có tục “lì xì” hay còn gọi là mừng tuổi.
Theo từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên) thì lì xì có nghĩa là tặng tiền ngày Tết cho trẻ em. Đó là một dạng mừng tuổi của người lớn đối với trẻ con để khích lệ chúng hay ăn chóng lớn, học hành chăm ngoan. Tuy nhiên, thực chất lì xì là một phong tục có xuất xứ từ Trung Quốc, có nghĩa là một món tiền mừng trong một dịp vui nào đó. Như vậy, lì xì không chỉ có trong dịp Tết mà còn ứng dụng trong những trường hợp khác chẳng hạn như: ngày em bé chào đời, ngày đầu tháng, ngày cưới, mừng cất nhà mới, mừng đám cưới đám hỏi, mừng bé ra đời, mừng thôi nôi... và tất nhiên là mừng tuổi nhau lúc giao thừa. Chữ "lì xì" chính là cách phát âm theo tiếng Quảng Đông của từ "lợi thị" nghĩa là tiền bạc, lợi lộc.
Phong tục lì xì khởi nguồn từ Trung Hoa qua hình ảnh những đồng tiền được xâu bằng sợi chỉ đỏ, buộc lại theo hình con rồng hoặc thanh kiếm, để ở giường hoặc nôi với mục đích chống tà ma, bảo vệ giấc ngủ cho trẻ nhỏ. Những đồng tiền này được gọi là "áp tuế tiền" . Sau đó, những đồng tiền được gói trong giấy đỏ và dần trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày đầu năm.
Có một điểm khá độc đáo là tiền lì xì thường là nhiều tờ bạc có giá trị lớn nhỏ khác nhau chứ ít khi là một tờ có giá trị thật lớn. Người phương Đông hết sức coi trọng triết lý âm-dương bởi vậy mà đồng tiền đi với nhau bao giờ cũng phải có chẵn, có lẻ. Chỉ như vậy đồng tiền và sự may mắn mới có thể được nhân lên thật nhanh.
Không có tài liệu cụ thể nào nói chính xác về thời điểm phong tục này được du nhập vào Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng lì xì đã theo chân những người Trung Quốc tới Việt Nam với mục đích lánh nạn trong những năm cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Cũng có người nói rằng, phong tục mừng tuổi đã có ở nước Đại Việt từ sau thời kỳ Bắc thuộc. Chỉ biết rằng, ngày nay, mỗi dịp Tết đến, tục mừng tuổi lại là một nét đẹp văn hoá không thể thiếu đối với người Việt Nam. Tên gọi "lì xì" trước đây chỉ phổ biến ở miền nam Việt Nam, nơi có cộng đồng người Hoa đông đảo, nhưng với sự giao lưu văn hoá, giờ đây những người miền Bắc cũng dùng từ này thay cho chữ "mừng tuổi".
Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng, bên trong là một món tiền tượng trưng nho nhỏ, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn.

Ý nghĩa của tục lì xì

Đối với cư dân lúa nước, tín ngưỡng phồn thực được thể hiện qua các tập tục rất rõ nên kèm theo cái phong bao lì xì là lời chúc: năm mới chúc bác (anh, chị...) khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt. Nghĩa là mong muốn mọi sự sinh sôi, nảy nở, một vốn bốn lời. Như vậy, số tiền ít ỏi nằm trong cái bao lì xì được coi là đồng vốn ban đầu và người ta tin rằng nó sẽ đẻ ra những đồng tiền khác trong suốt một năm. Hơn nữa trước kia, trong văn hoá phương Đông không có sinh nhật thì lì xì đâu năm mới cũng chính là một hình thức mừng tuổi.
Đầu năm mới, con cháu về tề tựu đông đủ để chúc Tết ông bà, cha mẹ và tỏ lòng "thơm thảo" với một phong bao hồng bên trong đặt một món tiền coi đó là "tiền mở hàng". Với người già, mừng tuổi là một niềm hạnh phúc vô bờ bến vì được con cháu tề tựu đông đủ, được nhận bao lời chúc. Tiền lì xì không phải là đồng vốn để sinh lời mà là cái phúc con cháu đầy đàn, hồng hào khoẻ mạnh. Còn với trẻ nhỏ, ông bà, cha mẹ nói riêng và người lớn nói chung khi lì xì cho trẻ con bao giờ cũng không quên kèm theo câu chúc hay ăn, chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi. Lì xì năm mới với trẻ nhỏ cũng không kém phần quan trọng vì năm mới đến cũng chính là lúc mỗi trẻ nhỏ được thêm một tuổi, tức là thêm một bước trưởng thành về thể chất và nhân cách. Lì xì được coi như một món quà thưởng cho sự chăm ngoan trong năm cũ và khuyến khích sự chăm ngoan hơn nữa trong năm tới. Lúc này, tiền lì xì lại chuyên chở nghĩa của chữ phúc.
Mừng tuổi là một món quà không lớn về giá trị vật chất nhưng nó đem lại niềm vui và hạnh phúc cho cả người nhận lì xì lẫn người tặng lì xì. Quả thực, đầu năm mới, được nhận được một món tiền nhỏ chính là một sự may mắn, ngược lại, khi mừng tuổi người khác cũng là mong muốn người nhận có một niềm vui đầu năm, là sự mong muốn được cùng san sẻ niềm vui và hạnh phúc với những người thân quen, bè bạn.
Ý nghĩa của phong bao lì xì
Nói đến lì xì, không thể không nhắc đến cái phong bao màu đỏ xinh xắn mà J.Chevallier, tác giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới nhận xét rằng: “Chiếc phong bao nhỏ nhắn và cách gói quà của người phương đông rất giàu ý nghĩa biểu tượng và nó thể hiện đẹp nhất ý nghĩa của đời sống con người.”
Trước đây, trong các gia đình quyền quý, lì xì bao giờ cũng được bỏ trong chiếc túi gấm, hoặc ít nhất cũng là túi lụa, túi vải màu đỏ. Ngày nay, phong bao được đơn giản hoá thành những chiếc túi giấy với những đường nét hoa văn tinh xảo.
Quả thực, phong bao lì xì của người phương Đông không chỉ đơn thuần là một cái túi đựng tiền mà cao hơn cả nó chính là một lời chúc được ẩn ý thông qua những hình tượng in bên ngoài. Người ta thường cho tiền lẻ vào phong bì màu đỏ bên ngoài có in hình phúc lộc thọ, hình em bé ôm trái đào, cành mai vàng... hoặc các chữ Hiếu, Thuận, Nhân, Hoà, Phú... Ý nghĩa của các chữ này cũng không nằm ngoài khát vọng vươn tới sự giàu sang, yên ổn.
Như vậy, nếu tiền lì xì là đồng tiền vốn may mắn tượng trưng cho yếu tố vật chất thì cái phong bao lì xì đựng chữ tượng trưng cho tri thức, cho yếu tố tinh thần. Hai yếu tố này bổ sung cho nhau tạo nên một lời cầu chúc cho sự may mắn, hoàn hảo trong năm mới.


ST
thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

LÌ XÌ !!!! Empty Re: LÌ XÌ !!!!

Bài gửi  thanh huyen Sat Aug 11, 2012 10:41 am

Thu Lan đã viết:Chào cả nhà !
Các vị Sư Huynh có chuẩn bị "Lì xì "cho đàn em chưa dzậy ?!
Nghe mùi Tết nôn nao chi lạ ....
TL chỉ được ăn Tết Thế Kỷ Năm 2000 ở Việt Nam ,một lần cho đến giờ ,các anh chị có đi hái lộc đầu năm cho TL ké với !.... Razz Razz
Chúc cả nhà năm mới nhiều sức khỏe ,hạnh phúc và vạn điều may mắn !
TL .
.
thanh huyen
thanh huyen
69KNS
69KNS

Tổng số bài gửi : 705
Join date : 10/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết